menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Long

ĐBQH: Dự án thủy điện phải vì người, không phải vì tiền

Đại biểu nói rất chính xác!

Đây là quan điểm của ĐBQH đoàn Hà Giang và cũng là Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Toàn Xuân Sùng.

"Trong chuyến đi thực tế vừa qua, tôi bắt đầu đi từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, định đi Huế, Quảng Nam nhưng không đi được. Những nơi tôi đến tại Quảng Bình, Quảng Trị… thiệt hại về người vô cùng lớn, ngoài sức tưởng tưởng tượng của chúng ta", ông Sùng cho biết tại buổi thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (2/11).

Trước những hậu quả nghiêm trọng của mưa lũ và lở đất, ông Sùng đề nghị trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, và kế hoạch năm 2021 – 2025, Quốc hội cần giao Chính phủ cho đến đầu năm sau phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng phía Đông Trường Sơn, gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, và các tỉnh duyên hải miền Trung.

ĐBQH: Dự án thủy điện phải vì người, không phải vì tiền
ĐBQH đoàn Hà Giang và cũng là Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Toàn Xuân Sùng phát biểu tại buổi thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (2/11) (Ảnh: Thùy An)

"Cần phải nhìn nhận lại trên tinh thần ra soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế vùng cũng như cần có giải pháp mang tính chủ trương và coi đây là việc trọng tâm cấp bách, đột xuất. Đây không phải Ià mục tiêu kép nữa mà mục tiêu thứ nhất là phòng chống COVID-19, mục tiêu thứ hai là khôi phục kinh tế xã hội, mục tiêu thứ ba là và vấn đề môi trường", ông Sùng nhấn mạnh.

Vấn đề tiếp theo được ông Sùng nhấn mạnh là cần có báo cáo với Quốc hội, ít nhất là với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sự an toàn của hệ thống thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước.

"Quan điểm của tôi, những thủy điện nhỏ và vừa, đã và đang làm nếu như không an toàn cho hạ lưu, không đảm bảo môi trường, cứ xâm lấn rừng thì cho dừng xây dựng, có cơ chế đền bù, vì người chứ, không vì tiền", ông Sùng khẳng định.

Ngoài ra, theo quan điểm của ông Sùng, tại các lưu vực các con sông, đầu nguồn các con suối thì không trông rừng kinh tế, thay vào đó là trồng rừng môi trường (rừng nguyên sinh) để trả lại lớp thực bì cho rừng.

"Mấy huyện của Hà Tĩnh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nhưng khi mưa to cũng với xã lũ từ hồ Kẻ Gỗ về. Nông thôn mới còn 2 bàn tay trắng", ông Sùng nêu ra hậu quả lớn của mưa lũ và sạt lở đất.

Tất cả thủy điện đều đảm bảo an toàn hồ đập và vận hành, xả lũ đúng luật

Nói thêm về quy hoạch phát triển các nhà máy thủy điện, trong buổi thảo luận tại tổ vào sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết cả nước hiện có 429 công trình thủy điện được đưa vào vận hành khai thác với dung tích 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước trên địa bàn cả nước. Trong số này, có đầy đủ quy định quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn đập hồ thủy điện cũng như vận hành của các công trình hồ thủy điện, liên hồ, đơn hồ.

Liên quan bão lũ thiên tai năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, vừa qua, Thủ tướng trực tiếp tổ chức các đoàn đi kiểm tra, làm việc với các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, một số tỉnh Trung Trung Bộ.

Qua kiểm tra thực tế, tất cả hồ đập thủy điện tại khu vực đều đảm bảo an toàn về an toàn đập cũng như vận hành của hồ. Tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định pháp luật.

ĐBQH: Dự án thủy điện phải vì người, không phải vì tiền
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tất cả thủy điện đều đảm bảo an toàn hồ đập và vận hành, xả lũ đúng luật (Ảnh: TTXVN)

"Có một số thông tin có nói hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho địa phương là chưa chính xác", ông Trần Tuấn Anh cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thực tế qua số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn cho thấy, tại tỉnh Quảng Nam, hồ thủy điện Đắk Mi 4 là hồ có dung tích lớn, có những thời điểm đỉnh lũ ngày 28/10, lượng nước về hồ tới 17.000 m3/giây, nhưng chính nhờ dung tích của Đắk Mi 4 có khả năng điều tiết, chứa nước để cắt lũ đã giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không đỉnh lũ về ngày 28/10 sẽ gây ngập lụt trắng toàn vùng hạ lưu.

Tuy nhiên, chúng ta duy trì kéo dài xả lũ sang ngày 29-30/10, xả nước ở mức thấp hơn lượng nước về hồ nên góp phần chống lũ có hiệu quả cho vùng hạ lưu dù những vùng có ngập lụt ở miền Trung.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả