Đầy tháng T+2, Nhà đầu tư lại muốn trở về T+3
Sau thời gian dài thai nghén, đến ngày 29-8, nhà đầu tư chứng khoán đã chính thức được giao dịch T+2. Đây được xem là một bước tiến lớn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau hơn 20 năm vận hành.
Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc tăng thanh khoản, cũng như tăng mức độ hấp dẫn cho TTCK. Nhà đầu tư cũng sẽ chủ động hơn trong chiến lược đầu tư, như có thể kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường. Từ đó hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường.
Đời không như là mơ
Tuy nhiên thực tế thì sau 1 tháng áp dụng cơ chế giao dịch T+2, tình trạng sáng giao dịch ru ngủ, chiều đạp sâu không kịp trở tay liên tục diễn ra. Chỉ số VNindex mất gần 13% từ ngưỡng 1280 điểm về dưới 1230 điểm, cùng với sự sụp giảm thanh khoản nghiêm trọng giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE chỉ chưa đến 11.800 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng trước và là mức thấp thứ 2 kể từ đầu năm 2021, chỉ sau giai đoạn tháng 7. Điều này trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc thị trường sẽ sôi động trở lại sau khi áp dụng chu kỳ thanh toán mới.
Nhà đầu tư thua lỗ muốn trở lại T+3
Rõ ràng tình trạng gần như chỉ giao dịch vào buổi chiều đem lại rất nhiều hệ lụy, một khối lượng hàng lớn bị bán dẫn đến lực cầu không thể đỡ nổi, chỉ số VNindex liên tục giảm sâu, giảm rộng dẫn đến tình trạng call margin chéo, các mốc hỗ trợ, các cổ phiếu cơ bản tốt, tích lũy khỏe cũng lần lượt ra đi. Một bộ phận không nhỏ NĐT thua lỗ nặng rồi bỏ thị trường, để mặc tài khoản, xóa app.
Trên khắp các diễn đàn NĐT đùa với nhau rằng: " Biết giao dịch T+2 thế này, thà để T+3 còn hơn"
Thật vậy, trong khi chờ đợi cơ chế T+0, cùng nhìn về trước đây khi cơ chế giao dịch T+3, thanh khoản chia đều trong 2 phiên sáng chiều, thị trường bị đạp trong phiên sáng, phiên chiều lực cầu có thể vào nâng đỡ chỉ số, những từ lóng như "mất hàng", "bộ đội về làng"... liên tục được réo lên, tuy nhiên cơ chế T+2 đã dần đánh mất đi điều đó.
Chưa biết tương lại thể nào, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, cơ chế T+2 đã thể hiện nhiều mặt yếu kém.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận