Đây mới là toan tính của Mỹ trong chiến sự Nga- Ukraine
Dù chiến sự Nga - Ukraine kết thúc ra sao cũng chẳng phương hại gì đến lợi ích trực tiếp của nước Mỹ; họ không hề bị đe dọa về an ninh, không chịu trách nhiệm với bất cứ hậu quả nào.
Hiếm thấy cuộc chiến tranh nào nhận được sự ủng hộ tối đa của Mỹ như Ukraine đang chống lại Nga. Ban đầu, phần đa quan điểm cho rằng, Washington muốn làm tan rã đối thủ. Nhưng càng về sau, những thứ người Mỹ tìm kiếm một lần nữa cho thấy tính thực dụng.
Mỹ đã gửi đến Ukraine số vũ khí và tiền bạc tổng cộng 50 tỷ USD
Nhiệm vụ “tăng năng lực quốc phòng” trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” hiện nay chỉ có thể là tăng mua vũ khí, phương tiện quân sự hiện đại, dùng cho mục đích phòng thủ lẫn đáp trả.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển), nhiều nước châu Âu đã chi hơn một nửa ngân sách quốc phòng mua vũ khí Mỹ. Trong đó, Na Uy dành 83%, Anh 77%, Ý 72% và Hà Lan chi 95% cho vũ khí Mỹ sản xuất...
Từ tháng 3/2022 khi Nga tấn công Ukraine, các nước EU cam kết tăng cường kho vũ khí khoảng 230 tỷ USD, riêng Đức có kế hoạch hiện đại hóa quân đội lên mức 100 tỷ USD.
Có thể thấy tác động tâm lý từ chiến sự Nga - Ukraine lớn như thế nào, trước đó cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump “vã mồ hôi” thuyết phục đồng minh NATO nâng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP, nhưng đến nay một số quốc gia tăng chi cho quốc phòng lên 3 - 5%.
Việc Mỹ giải quyết nhanh chóng hàng tồn kho những công nghệ vũ khí cũ như tên lửa vác vai Javenlin, Stinger, lựu pháo M777, xe vận chuyển tạo ra điều kiện lý tưởng để nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí thế hệ mới. Điều đó giúp cho các công ty quốc phòng Mỹ tiết kiệm tối đa chi phí R&D.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Mỹ cung cấp vũ khí đến 96 quốc gia, chiếm 37 thị phần toàn cầu, gần một nửa giá trị hợp đồng từ đối tác Trung Đông - đây là khu vực Mỹ đã tiêu đến 7.000 tỷ USD cho 20 năm chiến tranh chống khủng bố.
Chiến sự Nga- Ukraine là bước ngoặt giúp Mỹ đánh bại Nga một cách thuyết phục trên thị trường vũ khí. Giờ đây, Moscow thậm chí không còn đủ năng lực tự trang trải vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine, có thể phải cậy nhờ ở đồng minh.
Mỹ đạt được những lợi ích ban đầu trong chiến sự Nga- Ukraine
Thông qua chiến sự Nga - Ukraine, Mỹ có cơ hội “xắn tay áo” lo toan công việc toàn cầu, thứ mà mỗi cường quốc dẫn đầu cần thể hiện được vai trò. Lần này, Mỹ dựa trên quan điểm bảo vệ hòa bình, giữ gìn luật pháp quốc tế, ủng hộ người Ukraine yêu nước.
Cuối cùng, chiến sự Nga- Ukraine dù kết thúc ra sao cũng chẳng phương hại gì đến lợi ích trực tiếp của nước Mỹ, họ không hề bị đe dọa về an ninh, không chịu trách nhiệm với bất cứ hậu quả nào. Washington cũng từng cam kết mạnh mẽ tái thiết Trung Đông, thế rồi họ cũng rút khỏi Afghanistan để đến với vùng lợi ích hấp dẫn hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận