"David's Sling" và "Arrow": Israel đánh chặn đòn tấn công tên lửa của Iran như thế nào?
Hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel một lần nữa được đưa vào thử nghiệm trong tối hôm 1/10 khi Iran phóng hơn 200 tên lửa đạn đạo vào Israel.
Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) thu hút hầu hết sự chú ý của dư luận quốc tế là bởi nó được sử dụng để hạ gục các hệ thống tên lửa tầm ngắn không điều khiển thường xuyên được phóng vào lãnh thổ Israel, bởi cả Hezbollah và Hamas.
Tuy nhiên, việc nhắm mục tiêu vào các tên lửa đạn đạo dẫn đường di chuyển ở độ cao lớn hơn, có tầm bắn xa hơn và tốc độ nhanh hơn đòi hỏi phải có nhiều hệ thống đánh chặn khác nhau, và chúng phải được thiết kế đặc biệt để bắn hạ tên lửa đạn đạo.
David's Sling và Arrow 2 và 3 là các hệ thống phòng không nội địa khác của Israel có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.
Cả hai hệ thống này, cùng với Iron Dome, đều được sử dụng để ngăn chặn cuộc tấn công của Iran vào Israel trong tháng 4 năm nay, khi 99% trong số hơn 300 máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và hành trình do Iran phóng đã bị chặn.
Hệ thống David's Sling được thiết kế đặc biệt để nhắm vào các tên lửa tầm trung và tầm xa, có tầm bắn từ 25 đến 186 dặm (40 – 300 km) và được hợp tác sản xuất bởi Raytheon và Rafael, cùng một nhà thầu quốc phòng Israel sản xuất Iron Dome.
Tên lửa Arrow 2 được phóng thành công ngày 2/12/2005 từ một căn cứ quân sự giấu tên ở miền trung Israel (Ảnh: Getty)
Loại tên lửa hai giai đoạn này không có đầu đạn. Nó tiêu diệt các tên lửa đạn đạo đang lao tới với lực tác động cực lớn, khiến nó được gọi là "hit-to-kill" (va chạm để tiêu diệt), dựa trên nguyên lý cơ bản là dùng 1 viên đạn để chặn 1 viên đạn.
Trong khi đó, hệ thống Arrow 2 và 3 có khả năng xử lý các tên lửa tầm xa hơn nhiều như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng di chuyển ở ngoài bầu khí quyển Trái đất. Hệ thống này có khả năng tương tự như hệ thống phòng không THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) của quân đội Mỹ.
Người Palestine ở Tubas, Bờ Tây do Israel chiếm đóng, kiểm tra một quả đạn sau khi Iran bắn một loạt tên lửa đạn đạo ngày 1/10/2024 (Ảnh: Reuters)
Hệ thống Arrow 3 được cho là có tầm bắn 1.500 dặm (2.414 km) và có thể đạt độ cao 100 dặm (160 km).
Arrow 2 được thiết kế để phát nổ gần mục tiêu nhằm hạ gục tên lửa đang bay tới, trong khi Arrow 3 phải va chạm để tiêu diệt mục tiêu.
Lần gần đây nhất mà hệ thống Arrow 2 được sử dụng là để bắn hạ các tên lửa tầm xa do nhóm phiến quân Houthi ở Yemen phóng vào Israel, được cho là nhằm hỗ trợ Hamas và Hezbollah trong cuộc chiến với Israel.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận