24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
StockLine Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào trước lời chào ngọt ngào?

Lãi suất ngân hàng vẫn xu hướng ngày càng giảm, anh em bạn bè nhắn hỏi nhiều quá thôi nhân tiện và nhân cả năm loay hoay với đống trái nên làm mấy bài cho mọi người hiểu hơn. Có thể coi là dịch từ ngôn ngữ tài chính ra một cách dễ hiểu nhất để mọi người hiểu hơn về kênh đầu tư này, trước những lời chào mời từ ngân hàng.

Trái phiếu là gì? Có phải là gửi tiền với lãi suất cao?

Có thể nói là không đúng. Trái phiếu là một kênh đầu tư hoàn toàn chính thống và riêng biệt, giữa những kênh phổ biến hơn tại VN như Tiền gửi, Bất động sản, Vàng, Cổ phiếu…

Nói nôm na, mua trái phiếu giống như bạn cho vay tổ chức phát hành (hơi giống gửi tiết kiệm ngân hàng), tổ chức phát hành sẽ trả lại cho bạn lãi suất định kỳ và trả gốc vào cuối kỳ. Tổ chức phát hành phổ biến là Chính phủ (Trái phiếu chính phủ), Ngân hàng, Doanh nghiệp. Mặc dù tính chất có hơi giống tiền gửi, khiến nhiều người vẫn ngầm mặc định là “gửi tiền với lãi suất cao”, nhưng bản thân trái phiếu Doanh nghiệp khác ở chỗ gắn sát với tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành, và rõ ràng, có khả năng vỡ nợ - default rõ ràng hơn khá nhiều.

Trái phiếu ít rủi ro?

Phân tách rủi ro khi đầu tư thành hai loại: Xác suất thua lỗ và tỉ lệ thua lỗ nếu xảy ra. Đầu tư trái phiếu có 1 đặc điểm là xác suất thua lỗ (trái phiếu default) thấp, nhưng tỉ lệ thua lỗ nếu xảy ra cực kỳ cao, có thể lên đến 100%. Do vậy đánh đồng giữa rủi ro là xác suất thua lỗ khiến cho nhà đầu tư nhìn chung đánh giá thấp rủi ro khi đầu tư trái phiếu. À đương nhiên trái phiếu cũng là một loại tài sản đầu tư thuộc diện an toàn hơn các loại khác.

Định nghĩa các thông số.

Tổ chức phát hành – đơn vị phát hành ra trái phiếu, chính là con nợ đang trả lãi và gốc cho bạn. Đánh giá rủi ro và cơ hội đầu tư trái phiếu đơn giản là phân tích xem TCPH có khả năng trả nợ hay không.

Tài sản đảm bảo – thường là cổ phiếu, tài sản có giá trị. Mọi người sẽ thấy trái phiếu đang phổ biến dùng cổ phiếu của chính công ty để làm tài sản đảm bảo, lí do là nếu có tài sản nào khác có giá trị thì đã đi vay tín dụng cho nhanh rồi.

Mệnh giá – Par value; Lãi suất; Kỳ hạn; Cam kết mua lại, Quyền chọn bán lại – Có thể gg thêm.

Đánh giá trái phiếu dựa trên yếu tố nào?

Như đã nhắc, điều tiên quyết là khả năng trả nợ của tổ chức phát hành, đến từ (1) dòng tiền kinh doanh, và ….(2) đảo nợ ( sẽ nhắc nhiều trong các kỳ sau nếu có). Đây là công việc cũng khá phức tạp và nếu có dịp sẽ chia sẻ ở kỳ sau.

Tài sản đảm bảo là thứ yếu. Khi tổ chức phát hành không có khả năng trả nợ, các trái chủ (chính là nhà đầu tư) có quyền xử lý tài sản đảm bảo. Vấn đề ở đây, là tài sản đảm bảo của các trái phiếu đang thịnh hành trên thị trường chủ yếu là …cổ phiếu của chính tổ chức phát hành. Mỗi tội nếu đến mức trái phiếu default thì cổ phiếu nói kia cũng giảm giá từ lâu – rủi ro kép.

Thực trạng thị trường đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Nguồn cung khát cầu, do nhiều DN Bất động sản bị siết tín dụng nên nhu cầu vốn phải huy động từ kênh này. Ngược lại, cầu cũng khát cung trong bối cảnh người người nhà nhà cảm thấy lãi suất ngân hàng quá thấp và trái phiếu là một lựa chọn phù hợp cho những người không có thời gian nghiên cứu và ăn chắc mặc bền. Cung cầu đớp nhau và khiến cho thị trường nở rộ rực rỡ trong hai năm trở lại đây. Dù vậy, nguồn cung thì lọc lõi trong nghề còn nguồn cầu thì hầu như mơ hồ về những rủi ro tiềm ẩn của trái phiếu. Mặc dù mình cũng xin nhắc lại đây là một loại tài sản tài chính xứng đáng xem xét đầu tư với sự ổn định và lợi tức ngày càng cao tương đối.

Bài đã dài, xin phép bỏ ngỏ một vài vấn đề mình nhận ra trong thời gian qua:

Nhà đầu tư hầu như chỉ nhìn vào tên tuổi của tổ chức phát hành để quyết định. Không đúng, tính riêng Sunshine đã có khá nhiều deal riêng biệt và cấu trúc khác nhau khá xa. Hay như Masan với mô hình Holdings thì tổ chức phát hành – công ty mẹ lại không hề nắm các hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn. Thậm chí dựa trên lý thuyết, trái phiếu của cùng 1 tổ chức phát hành cũng chia ra nhiều loại với rủi ro khác nhau.

Lãi suất cao thì hấp dẫn. Hãy luôn tự đặt câu hỏi là vì sao lãi suất lên tới xx% thay vì nghĩ nó hấp dẫn. Tài chính có một khẩu quyết chưa bao giờ lỗi thời – Higher risk - Higher Return. Đồng thời thì nếu mua qua các bên làm thị trường (sẽ nhắc đến vấn đề này nếu có điều kiện), lãi suất thực nhận cũng mất đi kha khá để trả cho cái tính thanh khoản đó. Còn nhiều vấn đề trung gian khiến cho lãi suất bạn nhìn thấy không phản ánh đúng lãi suất thực trả của tổ chức phát hành.

Ngân hàng bảo lãnh là an toàn. Chả có mấy an toàn hơn về mặt pháp lý, thậm chí ngay cả là ngân hàng đã mua và phân phối lại. Thậm chí nhiều trái phiếu được ngân hàng phân phối trong khi hai tổ chức này có liên quan với nhau (chung chủ). Hầu như nhóm trái phiếu này không có tài sản đảm bảo, và lạ lùng là nhà đầu tư cảm thấy cực kỳ yên tâm với mô hình này.

Rủi ro thì nhà đầu tư nhận hết về mình, trong khi lãi suất chi trả từ tổ chức phát hành, thì bằng cách nào đó, bị cắt kha khá phí cho các bên trung gian. Và nhìn con số công bố về lãi suất không bao giờ là xác đáng.

Đầu tư bao giờ cũng đau đầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

StockLine Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả