Đầu tư là như thế nào? Mua và nắm giữ dài hạn một cách mù quáng có nên được gọi là đầu tư không?
Hầu hết mọi người khi tham gia vào thị trường đều nghĩ rằng đầu tư nghĩa là mua và nắm giữ dài hạn. Nhưng mọi người đều chỉ có ý tưởng mơ hồ, chung chung chứ không định hình rõ được thế nào là đầu tư, thế nào là nắm giữ dài hạn. Liệu có phải đầu tư là cứ mua rồi bỏ đấy thật lâu, không quan tâm giá cả, bất kể phải chịu thua lỗ khổ sở thời gian dài?
Khi mới đầu tư, tôi cũng đọc sơ sơ sách của cụ Buffet, vì thời bấy giờ sách đầu tư hầu như chỉ xoay quanh cụ, đọc sách cụ Búp tâm đắc nhất câu: "Hãy mua khi doanh nghiệp đang trên bàn phẫu thuật". Hay quá! Thế là đi tìm các công ty đang gặp khó khăn, giá giảm sâu, đang phẫu thuật tái cơ cấu lại hoạt động để mua. Khổ nỗi mua xong hầu như đều bị lỗ rất to, ai chê thì vỗ ngực là tôi đầu tư giá trị không quan tâm giá nhất thời, đến khi lỗ to quá tá hỏa bán thì đã gần cháy tài khoản mất rồi.
Sau thời gian dài kẹp hàng lỗ to như vậy, chợt nhận ra rằng mình đang sai sai. Mua khi công ty trên bàn phẫu thuật là chưa ổn, vì cụ Buffet tiềm lực tài chính mạnh, mua xong cụ đẩy tiền vào, đưa người vào hỗ trợ cho công ty 100% sống lại. Chứ mình tiền có vài đồng, mua trên bàn phẫu thuật sau đó cổ phiếu bệnh đó không chắc sẽ được ra viện hay sẽ ra nhà xác (thường là ra nhà xác hoặc thành roombie, sống thực vật). Sau này, cụ Buffet chuyển sang đầu tư tăng trưởng theo phong cách Fisher, những mã cụ bị sai như ngành hàng không năm 2020, cụ bán cái vèo, cắt lỗ luôn, chứ cụ không mua rồi nắm giữ mù quáng. Chỉ nắm giữ những mã hiệu quả, ngành nghề triển vọng tốt mà thôi.
Chu kỳ nắm giữ cổ phiếu khi vào đúng của cụ Buffet rất là dài. Thậm chí thị trường đạt đỉnh rồi vỡ bong bóng cụ cũng không bán, bởi vì quy mô của cụ đã quá lớn. Quy mô lớn sẽ phải chấp nhận những giai đoạn sụt NAV khi thị trường chung đổ vỡ mà không thoát ra được. Cụ Buffet từng nói rằng nếu quy mô NAV của cụ chỉ một vài triệu đô thì mỗi năm cụ sẽ lời tỷ lệ ba con số. Rõ ràng cụ cũng thừa nhận quy mô nav quá lớn làm giới hạn tỷ lệ lời của cụ, trong khi đó nhà đầu tư nhỏ có lợi thế di chuyển lại bỏ qua lợi thế của mình để học theo cụ, ôm mù quáng bất kể ngành nghề gặp khủng hoảng, bất kể thị trường chung đổ vỡ nặng nề, cái này là rất sai lầm.
Một điểm nữa, cụ Buffet không sài margin nên thị trường sập cụ cũng không bị call margin. Còn anh em đầu tư ở VN học cụ Buffet đầu tư dài hạn nắm giữ mãi mãi nhưng lại mua full margin, mua bằng tiền vay mượn cắm nhà, huy động ủy thác bao lỗ, mua kho tỷ lệ vay 2/8... vượt quá xa khả năng chịu đựng của bản thân. Có những người thì ban đầu không dùng margin nhưng khi cổ phiếu sập theo thị trường nhìn rẻ quá, tiếc quá, nên bình quân giá xuống bằng margin hoặc đi vay tiền về mua tiếp.
Đầu tư dài hạn mà lại lạm dụng margin, vay mượn, rồi bảo thủ không nhận sai khi cả ngành gặp khó khăn là hoàn toàn sai trái. Ví dụ nhiều bạn đã thua lỗ rất to khi liều mạng ôm cổ phiếu bất động sản giai đoạn cuối 2021. Lẽ ra khi thấy lạm phát tăng cao, và thấy dịch bệnh được kiểm soát thì phải nghĩ đến việc giảm tỷ trọng cổ BDS đi, đến tháng 3/2022 thấy STB ra công văn dừng cho vay BDS là phải xác định bong bóng BDS sẽ vỡ, phải bán hết cổ BDS, thì sẽ không bị thiệt hại nặng. Cụ Buffet cũng bán bỏ hết cổ phiếu hàng không năm 2020 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát cơ mà, cụ có mù quáng nắm giữ để làm anh hùng đâu. Rất nhiều người đã tán gia bại sản khi vay mượn thêm (margin, vay bạn bè...) để bắt đáy nhóm BDS nói riêng, các ngành khác nói trung khi bong bóng thị trường vỡ tan. Đây là những sai lầm tai hại của những người đang lầm tưởng rằng mình đang đầu tư theo phong cách của cụ Buffet.
Sau nhiều năm tháng lăn lộn trên thị trường, các nhà đầu tư đều sẽ tự học được cách nhận ra những thời điểm tốt nào đó để tham gia vào cổ phiếu, mua xong cổ phiếu ít có khả năng giảm mạnh, dễ có khả năng tăng giá mạnh. Ai cũng muốn tài sản đầu tư của mình tăng giá sau khi mua chứ chẳng ai muốn thấy chúng bất động trong nhiều tháng trời. Ai cũng đều muốn tránh giai đoạn cổ phiếu đi ngang phân phối hoặc downtrend đi xuống, ai cũng đều muốn giữ NAV của mình nguyên vẹn trước những cú lao dốc của thị trường chung. Nhưng làm thế nào đây?
Nếu nghiên cứu phương pháp của các nhà đầu tư/giao dịch hàng đầu thế giới, bạn sẽ thấy hàng loạt cái tên với triết lý đầu tư na ná nhau: W. O'Neil, David Ryan, Ed Seykota, Dan Zanger, Minervini, Jesse Stine... Những người này dù quy mô tài sản nhỏ hơn cụ Buffet nhưng thành tích của họ mỗi năm đều rất đáng nể, và lợi nhuân lặp lại đều như vắt chanh. Đây chính là con đường để kiếm được số tiền triệu đô. Khi có được số tiền khởi đầu này, cũng như có được hồ sơ thành tích ban đầu này, bạn có thể tiếp tục con đường đó để kiếm nhiều hơn nữa cho tới khi quy mô quá lớn, sau đó bạn có thể làm lớn hơn bằng cách kêu gọi vốn mở quỹ đầu tư, mang số tiền lớn mà bạn huy động được để mua mấy công ty bảo hiểm, sau ddos dùng dòng tiền của mấy công ty bảo hiểm đó đi thâu tóm rồi làm phẫu thuật cho các công ty đang tái cấu trúc để kiếm lời lớn... như cách cụ Buffet đã làm.
Rõ ràng, các nhà đầu nhỏ với số vốn một vài trăm triệu khởi đầu không nên học theo cách đầu tư của cụ Buffet ngay, mà nên học đầu tư theo phong cách của cụ W. O'Neil, David Ryan, Ed Seykota, Dan Zanger, Minervini, Jesse Stine... Sau khi kiếm được số tiền lớn rồi hẵng tính đến việc đầu tư theo phong cách Buffet. Thực tế, nếu đã nghiên cứu những cuốn sách về cụ Buffet như Quá trình hình thành một nhà tư bản Mỹ hay Hòn Tuyết lăn, bạn sẽ thấy giai đoạn kiếm vài triệu đô đầu tiên thì cách đầu tư ĐIẾU XÌ GÀ HÚT DỞ của cụ Buffet hoàn toàn khác với phương pháp đầu tư sau này, CỤ MUA KHI ĐỊNH GIÁ RẺ RỒI CHỜ vài tháng hoặc 1 2 NĂM SAU LÊN GIÁ LÀ CỤ BÁN CHỨ KHÔNG NẮM GIỮ MÃI MÃI.
Nhiều bạn sẽ hỏi rằng: "Phương pháp canslim tăng 20-25% đã bán rồi thì đâu phải là phương pháp đầu tư, đó là lướt sóng đầu cơ đấy chứ". Ở điểm này thì rất nhiều ông bị nhầm to. CANSLIM chính là một phương pháp đầu tư rất chuẩn, chính là Buy and hold nhưng không mù quáng mà có sự cải tiến, để linh động tùy từng tình huống mà có cách xử lý khác nhau. Nhưng vì đa số chỉ đọc lớt phớt không nghiên cứu kỹ, nên chỉ chú ý vào quy tắc bán chốt lãi khi đạt được mức lãi 20-25% mà không chú ý đến quy tắc nắm giữ 8 tuần. Một phương pháp đầu tư sẽ luôn bao gồm rất nhiều mảnh ghép, nếu anh không hiểu cặn kẽ để lắp ghép hết các mảnh vào nhau thì rất dễ hiểu sai rằng CANSLIM là đầu cơ lướt sóng.
Quy tắc 8 tuần nói rằng "Nếu cổ phiếu của bạn tăng hơn 20% từ điểm mua lý tưởng trong vòng 3 tuần kể từ điểm phá vỡ nền giá thích hợp, hãy giữ nó trong ít nhất 8 tuần vì đây có thể là một siêu cổ phiếu. Sau 8 tuần thì tùy theo điều kiện thị trường, tùy KQKD mới, tùy theo hành động giá... mà tiếp tục đặt ra phương án xử lý kế tiếp". Trong cuốn Giao dịch như để tử chân truyền của O'Neil mà Tuyên và Mr. Huy dịch, các đệ tử của O'Neil cũng có quy tắc 7 tuần, nắm giữ các cổ phiếu rất lâu theo đường MA10 ngày hoặc 50 ngày.
Một quy tắc chỉ vài dòng, dễ bị bỏ qua, nhưng chính nó lại là phương pháp rất hay giúp tôi thắng đậm rất nhiều cổ phiếu. Và với một người đã từng là nhà đầu tư dài hạn mù quáng trong nhiều năm, thì CANSLIM chính là phương pháp đầu tư khoa học nhất, thông minh nhất. CANSLIM LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ RẤT TOÀN DIỆN, HOÀN HẢO, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẦU CƠ LƯỚT SÓNG ĂN 20-25% NHƯ ĐA SỐ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG.
Nhiều bạn lại nói rằng áp dụng CANSLIM vào cổ phiếu BDS, cổ phiếu chu kỳ ở VN hay bị đu đỉnh. Phải chăng phương pháp này không phù hợp với điều kiện TTCK VN?
Bạn cần phải biết rằng CANSLIM là phương pháp đầu tư được thiết kế cho các cổ phiếu tăng trưởng MẪU MỰC với chu kỳ tăng giá thường kéo dài, ÍT CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ KINH TẾ. Áp dụng cho các cổ phiếu chu kỳ cần một sự linh động cho phù hợp. Nhiều đệ tử đã cải biến phương pháp để có thể áp dụng vào cả các cổ phiếu chu kỳ, BDS... Phương pháp của Mark Minervini trong bộ sách 3 cuốn của ông chính là CANSLIM được cải tiến, ông có trình bày cách áp dụng cho từng loại cổ phiếu khác nhau, cả tăng trưởng, cả chu kỳ. Phương pháp làm giàu từ siêu cổ phiếu của Jesse Stine cũng chính là phương pháp CANSLIM được cải tiến và bổ sung rất nhiều, phương pháp này đào sâu nghiên cứu hơn, rất phù hợp cho những người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu chuyên sâu cổ phiếu và thị trường.
Áp dụng CANSLIM cho cổ phiếu BDS thì mấy ông đệ tử này không nói đến, vì bên Mỹ ngành BDS là ngành không có gì đặc sắc. Nhưng kinh nghiệm áp dụng vào cổ phiếu BDS của tôi là bỏ hai chữ CA (tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất và tăng trưởng 3 năm), các tiêu chí còn lại sử dụng bình thường (NSLIM). Vì cổ phiếu BDS thường tăng giá ngay từ khi dự án được mở bán, hoặc từ khi giá đất sốt nóng. Do đó chờ CA là bị chậm, giá đã lên nhiều mất rồi, mà phải dùng N (dự án mới sắp bàn giao), hoặc phải nhìn sự tăng giá đất để làm xúc tác chính, cùng với các chữ cái sau đó. Các quy tắc nền giá, mua bán khác đều áp dụng được bình thường.
Nói lan man dài dòng vậy thôi, chứ cái cuối cùng chốt lại là T có bán sách của các tác giả W. O'Neil, David Ryan, Dan Zanger, Minervini, Jesse Stine... Các cụ muốn nghiên cứu phương pháp đầu tư để không bị lỗ lớn, mà vẫn có thể ăn bằng lần thì mời CLICK vào link mua sách về nghiên cứu :)))
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận