Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vào 2 công ty, "kỳ lân" VNG lỗ ngay 70 tỷ đồng?
Giá trị khoản đầu tư của VNG vào Telio và Funding trong 9 tháng đầu năm nay lần lượt là 515 và 512 tỷ đồng. Việc mạnh tay bỏ ra hơn 1.000 tỷ để đầu tư mới vào 2 công ty này là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền đầu tư trong kỳ của VNG âm.
Cụ thể, tại ngày 28/11/2022, VNG có 3 cổ đông lớn:
- VNG Limited nắm 49% vốn điều lệ, tương đương 61,1% số cổ phiếu đang lưu hành
- CTCP Công nghệ BigV nắm 4,6% vốn điều lệ, chiếm 5,7% số cổ phiếu đang lưu hành
- Ông Lê Hồng Minh nắm 9,8% vốn điều lệ, tương đương 12,3% số cổ phiếu đang lưu hành
Theo BCTC tự lập vào ngày 30/9, VNG có 31 công ty con và 7 công ty liên kết. Số dư các khoản đầu tư vào công ty liên kết của VNG đã tăng từ 277 tỷ đồng (hồi đầu năm 2022) lên 1.273 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2022.
Đáng chú ý, trong số 3 công ty liên kết trong kỳ có hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư vào 2 công ty là Telio và Funding
Theo diễn giải trong BCTC, vào ngày 30/9/2022, VNG chỉ nắm giữ 5,11% quyền sở hữu của Funding và 16,7% quyền sở hữu Telio.
Giá trị khoản đầu tư của VNG vào Telio và Funding trong 9 tháng năm 2022 lần lượt là 515 tỷ đồng và 512 tỷ đồng.
Việc mạnh tay bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để đầu tư mới vào 2 công ty này là nguyên nhân khiến dòng tiền đầu tư trong kỳ của VNG âm
Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo, CTCP VNG đăng ký giao dịch 35,8 triệu cổ phiếu VNZ trên sàn UPCoM từ ngày 5/1/2023. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, VNG có vốn hóa 8.592 tỷ đồng.
VNG được định giá 1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành "kỳ lân" (công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD) đầu tiên tại Việt Nam – theo World Startup Report.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận