24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ninh Nguyễn Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đầu tư CP Ngân hàng: “Soi” BCTC như thế nào là chuẩn?

Bài viết này sẽ giúp các NĐT không chuyên có thể hiểu được những chỉ số tài chính quan trọng nhất khi cần đánh giá một ngân hàng thương mại.

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Về bản chất có nét giống như công ty cổ phần, ngân hàng có sứ mệnh tối đa hóa lợi ích của cổ đông và hài hòa lợi ích của các bên thông qua hoạt động tín dụng và hoạt động cung cấp dịch vụ khác. Nhưng để phân tích được tình hình tài chính, và khả năng sinh lời hiện tại, dự báo tương lai thì khó hơn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường rất nhiều.

I. Chỉ số cân đối tài chính

1. Hệ số CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ tiêu tài chính phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay Việt Nam cũng dần từng bước nỗ lực đẩy nâng cao hệ số này theo tiêu chuẩn Basel II là 8%. Tỷ số này càng cao càng tốt, thể hiện được sự an toàn trong cân đối vốn của ngân hàng. Car của một số NH hiện nay : VCB – 10.2%, BID – 9%,...
2. Tỷ lệ LDR: là tỷ lệ giữa cho vay khách hàng trên tổng vốn huy động. Theo quy định của NHNN trong thông tư 36 thì tỷ lệ này có sự khác biết trần hạn mức áp dụng cho các NH khác nhau. Cụ thể, với các NHTM nhà nước (BIDV, Vietinbank, VCB,..) được nâng trần lên 90% do tích cực tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. NHTMCP (STB, ACB,MBB,...) thì trần hạn mức là 80%. Thông thường, LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn, bởi tín dụng được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng nhưng lại là tài sản sinh lời chính. LDR tăng, năng lực bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột sẽ giảm tương ứng.
3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt. Theo quy định của NHNN thì ngân hàng các tổ chức tín dụng nên đưa về mức dưới 3%. Tuy nhiên nợ xấu của ngân hàng đã được bóc tách thêm cả khoản nợ ngoài bảng, chính là khoản nợ đã bán cho VAMC dưới hình thức mua trái phiếu đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm.

II. Chỉ số đo mức độ sinh lời

1. NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần, là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao và cải thiện chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng tốt.
2. CASA: là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng chủ động gửi, rút tiền mặt nhiều lần và hưởng lãi suất không kỳ hạn được tính qua từng ngày. Tỷ số này càng cao thì giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn với chi phí càng thấp, từ đó tác động làm tăng hệ số NIM của ngân hàng. Chúng ta có thể phân tách ra CASA ngoại tệ và CASA nội tệ để so sánh với từng ngân hàng khác nhau.
3. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi: Đây là tỷ số đánh giá các khoản thu nhập ngoài hoạt động chính là tín dụng của ngân hàng. Theo xu hướng hiện này, các ngân hàng đều tích cực tăng nguồn thu nhập ngoài lãi này với các dịch vụ đa dạng như thanh toán, bảo lãnh thanh toán, dịch vụ thẻ tín dụng, ATM, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng trực tuyến,...Đây là những mảng có tỷ suất lợi nhuận cao và rất ít rủi ro so với hoạt động tín dụng. Tỷ số này còn cho biết mức độ phụ thuộc lợi nhuận vào tín dụng của ngân hàng có bền vững hay không?
4. Chỉ số CIR: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Tỷ số này được tính bằng cách lấy chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) chia cho thu nhập từ hoạt động. Tỷ số này càng nhỏ thì càng tốt, thường dưới 50% là ổn.
5. ROA, ROE: tính tương quan như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường.

Như vậy, với những chỉ số quan trọng này, NĐT có thể đánh giá sức khỏe của một ngân hàng đang “yếu” hay “khỏe” để từ đó có thể ra quyết định đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ninh Nguyễn Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả