menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Chung Chính

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Nhóm ngành vật liệu xây dựng (VLXD), xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng viễn thông sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư công được đẩy mạnh trong năm 2022.

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những trọng tâm của gói kích thích kinh tế mới và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội mới đây đã thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022-23 với tổng quy mô lên tới 347.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,2% GDP 2021. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT), ước tính gói kích thích này sẽ giúp tăng trưởng GDP tăng thêm 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5%-7%/năm giai đoạn 2021-25.

Đáng chú ý, nguồn vốn thực hiện nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng lên tới 113.850 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các tuyến hạ tầng giao thông chiến lược, bao gồm đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông (giai đoạn 2), một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ với giá trị lên tới 103.164 tỷ đồng (chiếm 91% quy mô của gói giải pháp trên). Ngoài ra, Chính phủ dự kiến 5.386 tỷ đồng chi cho đầu tư chuyển đổi số và hạ tầng số.

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Trước đó vào tháng 7/2021, Quốc hội cũng đã thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% sv kế hoạch của giai đoạn 2016-21. Trong đó, phân bổ vốn cho phát triển Hạ tầng giao thông tiếp tục được chú trọng với 570.412 tỷ đồng, chiếm 52% tổng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025.

Theo Bộ GTVT, Chính phủ đang đặt mục tiêu cả nước sẽ sở hữu 3.000 km cao tốc đến cuối năm 2025 (từ mức 1.163 km cao tốc hiện nay). Do đó, các gói đầu tư công sắp tới sẽ tập trung giải ngân vào hàng loạt cao tốc, trọng tâm là tuyến cao tốc Bắc – Nam với hơn 185.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Liệu giải ngân vốn đầu tư công có tăng tốc trong năm 2022?

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và nhiều điểm nghẽn trong công tác thực hiện dự án, giải ngân đầu tư công của Việt Nam trong năm 2020-21 đều không đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, khi chỉ hoàn thành lần lượt 96,6%-84,3% kế hoạch năm. Do đó, Chính phủ đang rất quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022 với hàng loạt động thái quyết liệt như:

- Giữa tháng 12/2021, Bộ KHĐT đã thúc các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Điều này sẽ giúp các cơ quan trên có thể chủ động giải ngân ngay từ đầu năm, hạn chế tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”.

- Cho phép thí điểm tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập trong năm 2022: Giải phóng mặt bằng luôn là một trong những vướng mắc chính ảnh hưởng đến tiến độ các dự án hạ tầng giao thông. Việc hoàn thành giải phóng mặt bằng mới đấu thầu xây lắp sẽ giúp tránh tình trạng tăng chi phí, đội vốn và có thể sử dụng nguồn vốn sẵn có bố trí cho các dự án khác.

Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 14% sv kế hoạch năm 2021 lên 572.000 tỷ đồng nhờ (1) dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 là 526.000 tỷ đồng và (2) khoảng 46.000 tỷ đồng vốn từ Chương trình kích thích và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-23. Trong năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tăng 7% svck lên 609.000 tỷ đồng.

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Chúng tôi tin rằng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021 nhờ: (1) nguồn vốn bổ sung phát triển kết cấu hạ tầng từ gói kích thích kinh tế mới được thông qua; (2) nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; (3) giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới; (4) thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp, chỉ đạt 85% kế hoạch cả năm; và (5) nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm sau (hình 10). Chính phủ cũng cho biết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng lớn trong năm 2022 như Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc-Nam,…

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Chúng tôi cho rằng nhóm ngành Xây dựng hạ tầng giao thông - Vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chủ đề này

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Ngành Xây dựng hạ tầng giao thông: Chúng tôi kỳ vọng việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2022 sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng năm nay. Các nhà thầu đã chứng minh được năng lực thi công và đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như VCG, HHV, C4G… sẽ đươc hưởng lợi chính từ chủ đề này. Bên cạnh đó, việc nhóm doanh nghiệp này đã vượt qua được những điều kiện đấu thầu khắt khe trước đây sẽ có tạo thêm ưu thế cho họ có thể tiếp tục tham gia các dự án hạ tầng lớn tiếp theo trong giai đoạn 2021-25.
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Ngành Thép xây dựng: Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam sẽ tăng trưởng 10-15% svck, được hỗ trợ bởi (1) tăng tốc phát triển hạ tầng nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư công và (2) thị trường bất động sản nhà ở sẽ nóng trở lại trong năm 2022 do lãi suất giảm và nguồn cung mới mở bán cao hơn. Đáng chú ý, các doanh nghiệp sở hữu thị phần hàng đầu và hệ thống phân phối rộng khắp sẽ được hưởng lợi chính từ tăng trưởng nhu cầu nguyên vật liệu trong năm nay.
Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Ngành Đá xây dựng: do đặc thù của ngành đá xây dựng, chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thành phẩm. Tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển, giá đá giao đến công trường có thể cao gấp đôi giá đá tại mỏ.

Do đó những doanh nghiệp niêm yết sở hữu những mỏ đá nằm gần các dự án cao tốc sẽ được ưu tiên huy động nhờ ưu thế về vị trí và chất lượng sản phẩm. Chúng tôi ước tính các dự án hạ tầng lớn ở phía Nam (gồm cao tốc Mỹ ThuậnCần Thơ, Phan Thiết-Dầu Giây và Sân bay Long Thành) sẽ cần từ 30-32 triệu m3 đá xây dựng trong giai đoạn 2020-25, tương đương 150-160% công suất khai thác được cấp phép của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành.

Chính phủ đang đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng tại sân bay Long Thành (giai đoạn 1) trong tháng 2/2022 và sẽ bắt đầu tiến hành san nền tại dự án, từ đó kích thích nhu cầu đá xây dựng tại khu vực trong năm 2022-23. Chúng tôi cho rằng các công ty niêm yết đang sở hữu cụm mỏ Tân Cang và Thiện Tân (do KSB, DHA và VLB sở hữu) sẽ được ưu tiên huy động. Dự án trọng điểm này sẽ là động lực lớn thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp đá xây dựng trong năm 2022-23.

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế
Ngành Nhựa đường: Do chưa có số liệu thống kê về ngành nhựa đường Việt Nam, chúng tôi so sánh mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của ngành dựa trên Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP (PLC VN, HNX), công ty đã duy trì khoảng 30% thị phần nhựa đường trong nước trong giai đoạn 2015-20.

Doanh thu nhựa đường của PLC đã tăng vọt trong giai đoạn 2014-15, khi giải ngân vốn đầu tư công vào hạ tầng giao thông tăng mạnh. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng thấp trong năm 2016-19 được cho là do ngân sách Nhà nước không ưu tiên và đầu tư tư nhân giảm nhiệt vào các dự án BOT, dẫn đến doanh thu nhựa đường của PLC giảm ~ 50% so với năm 2014-15.

Do việc rải nhựa đường thường diễn ra trong giai đoạn sau của các dự án xây dựng đường, nên chúng tôi kỳ vọng các công ty sản xuất nhựa đường sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong năm 2022-23.

Đầu tư công: Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế

Những yếu tố có thể tác động đến tiến độ của các dự án hạ tầng giao thông

Bộ GTVT đặt mục tiêu sẽ bổ sung thêm gần 2.000 km cao tốc trong 4 năm từ 2022-25, lớn hơn quãng đường cao tốc mà Việt Nam đã phát triển trong tất cả các năm trước đó. Trọng tâm là việc đẩy nhanh tiến độ của 23 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đã được Quốc hội phê duyệt. Đặc biệt 12 dự án thành phần của giai đoạn 2 sẽ chỉ được thực hiện trong 4 năm sắp tới bao gồm tất cả các bước từ lập hồ sơ khả thi – giải phóng mặt bằng – chọn nhà thầu – thi công – quyết toán – vận hành trong khi giai đoạn 1 đã được bắt đầu từ tháng 11/2017, khởi công gói thầu đầu tiên từ tháng 9/2019 và dự kiến cuối năm 2023 mới hoàn thành. Do đó chúng tôi cho rằng mục tiêu tham vọng của Bộ GTVT đang đứng trước nhiều thách thức:

- Suất đầu tư của dự án gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thầu của các công ty xây lắp: Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT, suất đầu tư bình quân của các 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 sẽ là 175,4 tỷ đồng/km (không bao gồm giải phóng mặt bằng), cao hơn đáng kể so với mức trung bình của giai đoạn 1 (120 tỷ đồng/km). Tuy nhiên, nhóm dự án mới này đều được đánh giá là “khó” hơn giai đoạn 1 khi đi qua nhiều vùng địa hình phức tạp (vùng núi, sông và nền đất yếu). Bộ GTVT dự kiến sẽ thuê đơn vị tư vấn lập dự toán chi tiết cho từng dự án nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí nhất. Do đó, chúng tôi cho rằng suất đầu tư của các dự án giai đoạn 2 có thể sẽ không đủ hấp dẫn các công ty xây lắp tham gia và cơ hội sẽ chỉ giành cho số ít các nhà thầu lớn, có sẵn trang thiết bị và kinh nghiệm quản lý chi phí tốt.

- Giải phóng mặt bằng: đây luôn là điểm nghẽn lớn nhất của các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Sau hơn 2 năm, giải phóng mặt bằng tại giai đoạn 1 cao tốc Bắc – Nam mới cơ bản hoàn thành, hiện đạt 652,4 km/652,9 km (đạt 99,93%). Do đó để đưa 729km mặt bằng sạch của các dự án thuộc giai đoạn 2 vào bắt đầu thi công trong năm 2023 sẽ cần sự quyết liệt lớn của Chính phủ.

- Nguồn cung nguyên vật liệu: Tình trạng thiếu nguyên vật liệu đất đắp và cát đã xảy ra thường xuyên tại các dự án giai đoạn 1. Trong khi đó, các dự án thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2) đang rất khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu này.

- Áp lực giải ngân lớn: Trong năm 2022, Bộ GTVT sẽ được giao giải ngân 50.000 tỷ đồng, tăng 16% svck và là mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi tại Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-25, Bộ cũng được Quốc hội giao giải ngân 304.104 tỷ đồng, do đó kế hoạch của các năm 2023-25 sẽ còn lớn hơn nữa.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại