Đầu tư công: Chính phủ sẽ cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công hơn nữa để đạt kế hoạch 2023 đầy tham vọng
Theo TCTK, vốn nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong tháng 11 đã tăng 19,9% svck lên 70,3 nghìn tỷ đồng (2,9 tỷ USD/ +20,7% svck trong tháng trước). Trong 11T23, vốn nhà nước thực hiện tăng 22,1% svck lên 549,1 nghìn tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng trưởng 20,9% svck năm ngoái.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư công 11T23 đạt 75% kế hoạch cả năm, tăng nhẹ so với mức 74,9% cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi cho rằng Chính phủ và các địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa các dự án đầu tư công để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Quốc hội là 711,7 nghìn tỷ đồng (29,0 tỷ USD).
Chính sách tiền tệ: NHNN bơm tiền qua kênh OMO khi áp lực tỷ giá giảm bớt
Áp lực tỷ giá giảm bớt tạo điều kiện cho NHNN bơm lượng tiền đã hút ròng trước đó ra thị trường thông qua kênh OMO. Trong thời gian từ ngày 30/10/2023 đến ngày 8/12/2023, NHNN đã bơm ròng khoảng 204.649 tỷ đồng (8,4 tỷ USD) qua kênh OMO, nhờ đó giảm lượng tín phiếu lưu hành về 0. Động thái này đã xóa tan lo ngại thị trường về việc NHNN có thể đảo ngược chính sách tiền tệ nới lỏng do áp lực tỷ giá.
Lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm. Tính đến ngày 14/12/2023, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống còn 5,0%/năm, giảm thêm 0,3 điểm % so với cuối T10/23 và khoảng 2,8% điểm so với cuối năm 2022. Như vậy, lãi suất huy động đã xuống thấp hơn giai đoạn Covid-19 (2021-6T2022) do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu. Tính đến ngày 30/11, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,15% sv đầu năm, thấp hơn mức tăng 12% sv đầu năm của cùng kỳ năm ngoái và cách xa mục tiêu 14% cho cả năm 2023. Ngoài ra, chính phủ còn thúc đẩy đầu tư công và mở rộng tài khóa, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận