24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Thị trường hàng hóa ngày 26/07 đã chứng kiến phiên tăng điểm mạnh của các mặt hàng nông sản do sức ép từ xung đột Nga-Ukraine ở các cảng xuất khẩu lớn ở Biển Đen.

Diễn biến thị trường hàng hóa ngày 26/07/2022

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Trong khi đó, đường tiếp tục chịu áp lực từ việc giá xăng nội địa Brazil giảm mạnh. Ngoài ra, việc Mỹ đẩy mạnh kế hoạch bán dầu thô ra thị trường từ dự trữ chiến lược SPR đã tạo sức ép tiêu cực lên giá dầu thô, khiến mặt hàng này ghi nhận mức giảm gần 2% trong phiên ngày 26/7.

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Tin tức chung

1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu một lần nữa vào thứ Ba, cảnh báo rằng rủi ro giảm từ lạm phát cao và chiến tranh Ukraine đang hiện thực hóa và có thể đẩy nền kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái nếu không được kiểm soát. IMF cho biết tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu sẽ chậm lại xuống 3.2% vào năm 2022 từ mức dự báo 3.6% được đưa ra vào tháng 4, IMF cho biết trong một bản cập nhật về Triển vọng Kinh tế Thế giới.

2. Tổng thống Joe Biden sẽ nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Năm trong bối cảnh căng thẳng mới về Đài Loan, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho biết rằng quan hệ với Trung Quốc đã “trở nên xấu nhất" kể từ khi quan hệ ngoại giao được nối lại vào năm 1972. Biden cũng đang xem xét liệu có nên dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhằm ngăn chặn lạm phát tràn lan.

3. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể sẽ tránh đợt tăng mạnh lãi suất vào tháng 8, và tiếp tục mức tăng 25 điểm cơ bản đã đưa ra trước đó, theo Reuters. BoE đang phải vật lộn với lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ, do áp lực toàn cầu liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng nhanh, đẩy nguy cơ suy thoái lên cao.

4. Những người lái xe tải đã ngừng các cuộc biểu tình về đạo luật mới của California, tại Cảng Oakland, Mỹ, cho phép các công-ten-nơ thông quan tại cảng. Quá trình xử lý các container tồn đọng do các cuộc biểu tình đã bắt đầu, nhưng Wall Street Journal cho biết có thể mất vài tuần để hoạt động tại cảng trở lại bình thường.

Lịch sự kiện

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Ngô

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

USDA đã hạ dự báo xuất khẩu ngô của Argentina trong năm 2022/23 xuống mức 38.8 triệu tấn, thấp hơn 2.2 triệu tấn so với ước tính gần đây nhất, vì dự báo của các địa phương cho thấy sản lượng thấp hơn 53 triệu tấn và dự trữ cuối kỳ lớn hơn do chính phủ kiểm soát xuất khẩu.

Vào đầu tháng 7, chính phủ Argentina đã đặt hạn ngạch xuất khẩu cho năm 2021/22 là 36 triệu tấn, trong số đó họ đã cấp giấy chứng nhận xuất khẩu cho 32.4 triệu tấn. Do đó, xuất khẩu từ tháng 7 năm 2022 dự kiến là 4 triệu tấn và xuất khẩu 3 tháng tiếp theo sẽ đạt gần 3 triệu tấn mỗi loại, theo báo cáo.

Nhà tư vấn cây trồng, Dr. Michael Cordonnier đã giảm ước tính năng suất ngô xuống còn từ 2 đến 175 giạ trên mỗi mẫu vuông. Cordonnier có xu hướng trung lập đến tiêu cực đối với cả năng suất ngô khi các dự báo thời tiết trở nên nóng và khô hơn trong thời gian này.

Brazil được kì vọng sẽ thu hoạch được 87.3 triệu tấn ngô từ vụ safrinha trong niên vụ 2021/22, tăng 26.6 triệu tấn so với niên vụ trước, theo ước tính từ AgRural vào ngày 25/07. Thu hoạch gần như đã hoàn thành ở Mato Grosso và đang có triển vọng tích cực tại bang Goias. Cơ quan AgRural cũng cho biết, nhiệt độ sụt giảm và các cơn mưa xuất hiện gần đây có thể gia tăng độ ẩm của đất trong vài ngày tới, làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Đánh giá: Tích cực

Lúa mì

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Kazakhstan dự kiến sẽ sản xuất từ 13 triệu tấn đến 13.5 triệu tấn lúa mì trong năm nay, tăng khoảng 15% so với vụ mùa năm ngoái, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này. Nhu cầu trong nước dự kiến chiếm khoảng 6 triệu tấn.

Xuất khẩu lúa mì hàng tuần của EU đạt 445,124 tấn trong tuần tính đến ngày 24/7, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm nhẹ so với tuần trước, theo dữ liệu do Ủy ban châu Âu công bố hôm thứ Ba.

Theo tờ Al Jazeera đưa tin, sau cuộc tấn công vào cảng Odessa, quân đội Nga tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng Mykolaiv. Các cuộc tấn công tại Odessa được cho là vẫn đang tiếp tục đối với một số làng và cơ sở hạ tầng ven biển của cảng

Đánh giá: Tích cực

Đậu tương

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Nắng nóng gay gắt ở một số khu vực vào tuần trước tiếp tục gây cản trở quá trình sinh trưởng của đậu tương. Dr. Michael Cordonnier đã giảm năng suất đậu tương xuống còn từ 0.5 giạ đến 51 giạ trên mỗi mẫu vuông.

Dự báo xuất khẩu đậu tương tháng 7 của Brazil đã được tăng nhẹ từ mức 7.2 triệu tấn tuần trước lên 7.4 triệu tấn, theo hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Anec. Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái với mức xuất khẩu đạt 8.7 triệu tấn.

Anec cũng dự kiến Brazil sẽ xuất khẩu 2.1 triệu tấn khô đậu tương trong tháng 7, tức giảm 100,000 tấn so với tuần trước, tuy nhiên vẫn cao hơn mức 2 triệu tấn của cùng kì năm ngoái.

Đánh giá: Trung lập

Dầu thô

Dầu thô chịu sức ép giảm từ động thái kiềm chế của Mỹ

Chính quyền Biden cho biết họ sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu thô SPR như một phần của kế hoạch trước đó nhằm làm dịu giá dầu do chiến tranh Nga-Ukraine và đáp ứng nhu cầu phục hồi hậu đại dịch. Sau đó, Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Brian Deese cho biết, chính quyền Biden không có kế hoạch tiếp tục giải phóng dầu từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) quá thời hạn sáu tháng ban đầu.

Đánh giá: Tiêu cực

Khí tự nhiên

Các nước Liên minh châu Âu EU đã thông qua kế hoạch khẩn cấp nhằm hạn chế nhu cầu về khí tự nhiên, sau khi đạt được các thỏa thuận thỏa hiệp nhằm hạn chế việc cắt giảm đối với một số nước, và đối mặt việc cắt giảm thêm nguồn cung khí từ Nga. Châu Âu đã và đang phải đối mặt với sự gia tăng siết chặt nguồn cung khí đốt kể từ khi Gazprom của Nga cho biết họ sẽ cắt giảm dòng chảy qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức xuống còn 20% công suất.el;

Điện Kremlin cho biết một tuabin khí đã sửa chữa của Nord Stream 1, chưa được đưa đến sau khi bảo trì ở Canada và tuabin thứ hai đang có dấu hiệu bị lỗi. Liên minh châu Âu đã nhiều lần cáo buộc Nga đe dọa cắt nguồn cung năng lượng nhưng Điện Kremlin cho rằng việc sữa chữa bị trì trệ là do các vấn đề bảo trì và tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Đánh giá: Tích cực

Lưu ý: Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. 24HMoney không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư khi sử dụng những thông tin này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả