menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Thế Kiên

Dầu tăng 2 năm liên tiếp

Giá dầu biến động mạnh trong năm 2022, leo dốc nhờ nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine, sau đó trượt dốc do nhu cầu suy yếu từ quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc và những lo ngại về suy thoái kinh tế, tuy nhiên, giá dầu vẫn đánh dấu 2 năm tăng liên tiếp.

Giá dầu đã tăng vọt vào tháng 3/2022 khi cuộc xung đột Nga – Ukraine làm giảm nguồn cung dầu thô toàn cầu, với hợp đồng dầu Brent đạt 139.13 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008. Giá dầu đã nhanh chóng hạ nhiệt vào nửa cuối năm khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất và lo ngại về suy thoái kinh tế.

Chuyên gia phân tích Ewa Manthey của ING nhận định: “Đây là một năm đặc biệt đối với các thị trường hàng hoá, với những rủi ro nguồn cung dẫn đến sự biến động gia tăng và giá nhảy vọt. Năm tới sẽ là một năm bất định với nhiều biến động”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 2.45 USD (tương đương gần 3%) lên 85.91 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.86 USD (tương đương 2.4%) lên 80.26 USD/thùng.

Trong năm 2022, dầu Brent leo dốc 10% sau khi tăng 50% trong năm 2021. Dầu WTI vọt gần 7% trong năm 2022, sau khi bứt phá 55% trong năm trước. Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm mạnh trong năm 2020 khi đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Nhà đầu tư vào năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục thận trọng, cảnh giác với các đợt nâng lãi suất và khả năng suy thoái kinh tế.

Một cuộc thăm dò 30 chuyên gia kinh tế và nhà phân tích dự báo dầu Brent đạt trung bình 89.37 USD/thùng trong năm 2023, giảm 4.6% so với cuộc khảo sát hồi tháng 11/2022. Dầu WTI được dự báo trung bình đặt 84.84 USD/thùng trong năm 2023, giảm so với dự báo trước đó.

Trong khi nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ cuối năm tăng vọt và lệnh cấm bán dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga đã hỗ trợ giá dầu, thì nguồn cung khan hiếm sẽ được bù đắp vào năm tới do mức tiêu thụ nhiên liệu giảm vì môi trường kinh tế xấu đi.

Dầu giảm trong nửa cuối năm 2022 khi lãi suất tăng để chống lạm phát đã thúc đẩy đồng USD. Điều đó làm cho các hàng hoá định giá bằng đồng USD như dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Đồng USD ghi nhận năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2015.

Các biện pháp kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc, vốn chỉ mới được nới lỏng trong tháng này, đã dập tắt hy vọng phục hồi nhu cầu. Quốc gia nhập khẩu hàng đầu và tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới trong năm 2022 lần đầu tiên ghi nhận nhu cầu dầu giảm trong năm.

Trong khi nhu cầu dầu tại Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2023, một đợt bùng phát gần đây số ca nhiễm Covid-19 đã làm giảm hy vọng về việc gia tăng mua dầu ngay lập tức.

Dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoán dầu khí tại Mỹ, một chỉ báo về nguồn cung trong tương lai, tăng 33% trong năm 2022.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

79.36

+0.13 (+0.16%)

Biểu đồ mã Crude Oil WTI
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại