Dầu mỏ sẽ dần thoái trào
Giảm phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch là bài toán khó, ngay cả với những nền kinh tế phát triển, nhưng đó không phải là điều không thể.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, giới khoa học và chính trị gia ở Mỹ đã nghĩ tới một thế giới không có dầu mỏ - sau khi chứng kiến các cuộc khủng hoảng nguồn cung ở Trung Đông tác động khủng khiếp tới nền kinh tế thế giới.
Ngày nay, xu hướng đó có phần nhẹ nhàng hơn khi mọi quốc gia đều đang thống nhất cách tiếp cận này, nhưng khó khăn để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu thiết yếu này vẫn không hề giảm bớt.
Theo các chuyên gia, có hai cách tiếp cận được chứng minh là có thể mang lại hiệu quả: sử dụng nguồn năng lượng khác thay thế; hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Đối mặt với tình trạng giá dầu đắt hơn nhiều, từ lâu các công ty điện lực ở Mỹ và các quốc gia phát triển đã đi theo con đường thay thế và từ bỏ sử dụng nhiên liệu làm phương tiện sản xuất điện. Pháp, Nhật Bản và Thụy Điển là những cường quốc năng lượng hạt nhân. Ở Mỹ, ngoài hạt nhân vốn có chi phí ngày càng tăng, thị trường đang dần chuyển sang sử dụng than, hưởng lợi từ nguồn cung dồi dào trong nước.
Chính phủ Mỹ đóng vai trò tích cực hơn để giúp tăng hiệu suất. Tiêu chuẩn Tiết kiệm nhiên liệu trung bình dành cho doanh nghiệp được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1975. Quy định này yêu cầu “mức tiết kiệm nhiên liệu trung bình” là 18 dặm/gallon (mpg), - hay 13 lít /100km - trên các dòng sản phẩm ô tô. Năm 1985, nó đã tăng lên tới 27,5 mpg.
Nhờ vậy, mức tiêu thụ dầu của Mỹ đã giảm 17% từ năm 1977 đến năm 1985, trong khi GDP tăng 27%. Cùng với những phản ứng tương tự ở những nơi khác, điều này dẫn đến tình trạng dư thừa gần như đã giảm bớt vai trò của OPEC. Ngoại trừ đợt tăng đột biến do xung đột Iraq - Kuwait năm 1990, nó vẫn ở mức thấp nhất sau năm 1973 cho đến nửa sau thập niên 1990.
Thế nhưng, theo The Economist, giá dầu thấp lại tạo ra hiệu ứng ngược: nó làm xói mòn các chính sách được thiết kế nhằm giảm tiêu thụ dầu. Với giá nhiên liệu rẻ, các biện pháp đặc biệt nhằm tăng hiệu quả sử dụng dầu dần bị lãng quên. Ví dụ như Mỹ, tiêu chuẩn của năm 1985 vẫn giữ nguyên cho tới năm 2005.
Xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đang thay đổi sự trì trệ này. The Economist trích dẫn nghiên cứu về vai trò của dầu trong GDP do Christof Rühl từ CGEP và Tit Erker của Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi cho thấy rằng từ năm 1984 đến năm 2019, tỷ lệ một thùng dầu cần thiết để tạo ra thu nhập 1.000 USD (theo giá năm 2015) đã giảm gần 1% mỗi năm.
Trong khi số lượng dầu không giảm mạnh, điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải gắn chặt với việc sử dụng dầu, được xem là một bằng chứng quan trọng về nguyên tắc khử cacbon . Điều quan trọng, theo tờ báo, đó là xu hướng này diễn ra mà không có sự can thiệp đáng kể nào từ các quốc gia, cho thấy rằng nếu có những chính sách đúng đắn thì xu hướng trung hòa các bon sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Năm 2016, xe điện vẫn là thứ gì đó xa vời, với doanh số bán xe điện hàng năm trên toàn thế giới vẫn dưới 1 triệu chiếc. Vào năm 2022, số lượng xe bán ra đã vượt mốc 10 triệu chiếc. Vào năm 2023, doanh số bán xe điện và xe plug-in hybrid đạt gần 14 triệu chiếc.
Sự tăng trưởng này, ban đầu được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp, nhưng một phần quan trọng cũng đến từ nền tảng kỹ thuật ngày càng tốt hơn, đủ để tiến gần đến quy mô sản xuất giúp giá thành giảm xuống.
Giờ đây, xe điện đã chiếm hơn 10% doanh số bán ô tô mới trên toàn thế giới, là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy nhu cầu dầu bắt đầu giảm nhanh.
Điều này có thể đang được thừa nhận rộng rãi sau báo cáo “Net Zero vào năm 2050” của IEA được xuất bản vào năm 2021, trong đó có một kịch bản nhu cầu dầu giảm hơn 1/4 vào năm 2030 và 3/4 vào năm 2050.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận