24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bùi Sơn Vinh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dấu ấn D. Trump và "Nước Mỹ trên hết" sau hơn nửa nhiệm kỳ

Gần 3 năm, chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đã mang lại cho ông nhiều dấu ấn tích cực cũng như tiêu cực.

Với cách làm quyết liệt, ngay từ khi nhận chức vụ Tổng thống, ông Donald Trump đã tìm mọi cách lấy lại sức mạnh cho nước Mỹ bằng cách kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách cắt giảm và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.

Với việc giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% và giảm đồng loạt thuế thu nhập cá nhân với tổng số thuế cắt giảm lên tới 1.500 tỷ USD trong thời gian 8 năm từ 2018-2025. Việc giảm thuế doanh nghiệp được coi là một đòn bẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nhiều hơn cũng như thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài do các điều kiện hấp dẫn hơn ở Mỹ.

Đặc biệt,kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán tăng điểm, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản 4 lần trong năm 2018, thể hiện sự đánh giá tích cực về sức khỏe của kinh tế nước này.

Mặc dù vậy, lạm phát đã lên mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau một thời gian dài ì ạch ở mức quá thấp.

Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump cũng áp dụng một loạt các bước nhằm dỡ bỏ đáng kể các luật lệ, rào cản đối với doanh nghiệp; gây sức ép bằng hình thức thuế quan để ép các công ty Mỹ và công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất, công nghệ hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý của chính sách "Nước Mỹ trên hết" và cũng chính là điểm hạn chế của chính sách này là việc chính quyền Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi hoặc bỏ qua các hiệp định thương mại đa phương, đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại song phương và gây ra nhiều cuộc xung đột thương mại với các đối tác và đồng minh của Mỹ.

Hầu như không có quốc gia nào trên thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy đối với hệ thống thương mại đa phương như Mỹ. Nhưng với chính sách mới này, Tổng thống Mỹ đang ngày càng làm suy yếu luật thương mại quốc tế. Và điều đó đi kèm với việc các đối tác thương mạivàchính nước Mỹ tổn thất rất nhiều chi phí.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũ (TPP), đàm phán lại các hiệp định thương mại với Mexico và Canada (NAFTA) và Hàn Quốc (KORUS), ngăn chặn việc bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng thuế quan đối với thép và nhôm đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Mexico... cũng như vòng xoáy thuế quan leo thang giữa với Trung Quốc - rõ ràng Washingtonphá vỡ chính sách thương mại tự do truyền thống của những người tiền nhiệm.

Tính tổng thể, kinh tế Mỹ sẽ giảm 1.000 tỷ USD so với mức tiềm năng trong vòng 10 năm do việc áp thuế. GDP của Mỹ đạt xấp xỉ 20.500 tỷ USD trong năm 2018 do cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc.

Các chuyên gia đánh giá, Tổng thống Trump dường như coi thương mại là trò chơi có tổng bằng không. Đối với ông, một cán cân thương mại song phương có chiều hướng tiêu cực khi đối tác thương mại tương ứng không chơi theo luật. Tổng thống vàcác cố vấncủa ông đã so sánh giữa các quốc gia, từng khu vực và từng sản phẩm.

Do đó, đứng đầu "tầm ngắm" của ông chính là Trung Quốc; nhưng đồng thời, ôngcũng rphê phán chính sách thương mại của các đối tác thân thiết như Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu của mình, Tổng thống Trump tập trung vào các giải pháp song phương và hơn là hợp tác đa phương.

Theo chính quyền Trump, chính sách thương mại phải tập trung nhiều hơn vào lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và vì lý do này phải hài hòa với chiến lược an ninh quốc gia của quốc gia. Và "nước Mỹ trên hết" đã và đang thực hiện theo đúng con đường đó.

Có thể thấy rằng, chính sách thương mại của Tổng thống Trump trong cả năm 2018 và 2019 mạnh mẽ hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của ông. Nhưngkhông phảingười dân Mỹ nàocũng hài lòng với các chính sách thương mại của Trump.

Theo cuộc thăm dò của Gallup về đợt thuế quan đầu tiên giữaMỹvà Trung Quốc vào tháng 7/2018,hơn một nửa số dân Mỹ tin rằng thuế quan sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế nhiều hơn so với việc giúp đỡ nền kinh tế phát triển.

Dấu ấn D. Trump và "Nước Mỹ trên hết" sau hơn nửa nhiệm kỳ

Cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc là một dấu ấn đặc biệt trong chính sách "Nước Mỹ trên hết"

Ngoài ra, 45% số người được hỏi dự đoán rằng thuế quan sẽ có tác động tiêu cực dài hạn đối với nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Trump. Nông dân Mỹ nói riêng, những người đã chịu thiệt hại lớn do các biện pháp trả đũa, đặc biệt là của Trung Quốc, đang lên tiếng kêu gọi xóa bỏ thuế quan.

Dù cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu hạ nhệt, nhưng một số chuyên gia kinh tế Mỹ đang tỏ ra lo ngại về những rủi ro xuất phát từ một số chính sách kinh tế của Nhà trắng, nhất là việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều đối tác thương mại quan trọng.

Tuy nhiên, dù nước Mỹ phải chứng kiến nhiều sự xáo trộn, bất ổn và khó lường, những hầu hết các thay đổi của nước Mỹ dường như lại rất phù hợp với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”.Những thành tích kinh tế chính là chiến thắng lớn dành cho Tổng thống Trump để ông có thể tự tin bước vào cuộc chạy đua mới sẽ bắt đầu vào năm 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả