Đánh giá cơ hội ngành cá tra triển vọng Q4 năm 2021
Đánh giá cơ hội ngành cá tra triển vọng Q4 năm 2021
Thế giới mở cửa trước nên nhu cầu về hàng hóa lớn . Các hiệp định thương mại chủ chốt chính thức có hiệu lực. Các thị trường chính - Mỹ và Trung Quốc , thị trường EU, sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Trong lĩnh vực thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra là nhóm đánh giá cao nhất dự báo tăng trưởng mạnh trở lại từ Q4.21
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra tháng 8 giảm 30% so với tháng 7 và giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân tới từ công suất của các nhà máy chế biến tại ĐBCSL giảm bởi tác động từ chỉ thị 16 của Chính phủ. Xuất khẩu cá tra dự báo sẽ tiếp tục suy yếu trong nửa đầu tháng 9. Tuy nhiên những tác động suy giảm hiện tại chỉ là ngắn hạn. Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm vẫn tăng 8,8%YoY nhờ nhu cầu tăng cao tại Mỹ, một trong hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Q4.21 là quý cao điểm với nhu cầu cá tra lớn, do đó với việc nới lỏng giãn cách từ nửa cuối tháng 9, xuất khẩu cá tra của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong Q4.21. Thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu cá tra trong thời gian còn lại của năm 2021.
Trong tháng 9, giá trung bình xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng lên mức 2.31 USD/tấn, cao hơn 15,7% so với cuối năm 2020 và tăng 30,7% cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá bán tại Mỹ là 3,63 USD/tấn (+30,8%Ytd và +39,6%YoY), và Trung Quốc là 2,13 USD/tấn (+21,1%Ytd; + 31,5%YoY), hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tăng mạnh nhờ nhu cầu cao. Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu chỉ tăng 7,3%Ytd và 15,8%YoY. Sự chệnh lệch đáng kể giữa giá bán đầu ra và giá nguyên liệu đầu vào cao sẽ giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện biên lợi nhuận. Trong Q4.21, có thể xảy ra hiện tượng thiêu cá tra nguyên liệu size 0,8 – 1kg, đây là size để phile và xuất khẩu sang Mỹ, EU, do cá trong ao nuôi quá lứa và cần thời gian ít nhất 4 – 5 tháng để vụ nuôi mới đạt kích cỡ tiêu chuẩn. Vì vậy giá cá nguyên liệu size này dự báo sẽ tăng trở lại khi các nhà máy hồi phục năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp có tỷ lệ tự chủ cao và duy trì hoạt động sản xuất xuyên suốt thời gian giãn cách trong T7+8 như VHC và ANV vẫn sẽ đảm bảo được lượng cá tra nguyên liệu size 0,8 – 1kg để xuất khẩu, do đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi đà tăng của giá nguyên liệu đầu vào trong khi vẫn tận dụng được xu hướng tăng giá bán cá tra xuất khẩu.
Tăng cường hợp đồng FOB sẽ giúp giảm thiểu tác động từ giá cước vận tải
Cá tra được vận chuyển bằng Container, vì vậy việc thiếu hụt container cũng như giá cước vận tải tăng cao thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện giá cước vận tải container dự báo sẽ giữ ở mức cao đến cuối năm 2021 và chỉ bắt đầu hạ nhiệt vào năm 2022 nhưng chưa đáng kể. Vì vậy nhằm hạn chế tác động của giá cước, các doanh nghiệp cá tra đẩy mạnh hình thức xuất khẩu FOB (những điều khoản bắt buộc bên giao hàng phải chịu phần lớn chi phí vận chuyển và bảo hiểm). Các doanh nghiệp cá tra vẫn sẽ phải chia sẻ một phần chi phí vận tải với đối tác thông qua chiết khấu hoặc giảm giá bán. Vì vậy tác động của chi phí vẫn tải đối với KQKD của doanh nghiệp cá tra vẫn sẽ rất lớn.
Doanh nghiệp đánh giá ưu tiên trong lĩnh vực cá tra là VHC , ANV ( mời độc giả theo dõi chia sẻ chi tiết bài tiếp theo )
Chung Ngọc Mai - 0989.646.302
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận