24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Đức Giang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đăng cai đường đua F1: "Mỏ vàng” hay "trái đắng”?

Giải đua Công thức 1 đang ngày càng giảm sức hút trên toàn cầu, trong khi chi phí bỏ ra tổ chức giải đua được cho là xa xỉ trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Gần 15 năm kể từ khi Singapore đăng cai tổ chức giải đua Grand Prix Công thức Một (F1), quốc gia này bắt đầu xem xét những lợi ích mà môn thể thao tốc độ cao mang lại về mặt kinh tế, theo CNA.

Khi Singapore đăng cai tổ chức cuộc đua khai mạc vào năm 2008, Phó Chủ tịch Tổng cục Du lịch Singapore (STB) Lim Neo Chian khi ấy rất lạc quan về việc đạt được mục tiêu khổng lồ: 100 triệu SGD (đô la Singapore) - khoảng 75 triệu USD - doanh thu du lịch trong ba ngày diễn ra sự kiện.

“Chúng tôi đã bán được khoảng 100.000 vé ... khoảng 45.000 đến 50.000 vé trong số đó sẽ là khách du lịch”, Lim nói với truyền thông vào cuối tuần trước khi cuộc đua bắt đầu, đồng thời cho biết có khoảng 10.000 người tham dự là giới lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn.

Cuộc đua khi đó đã thu hút sự tham gia của những gương mặt hàng đầu, như chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Lenovo William Amelio, chủ tịch Howard Stringer của Sony và giám đốc điều hành Sir Fred Goodwin của Ngân hàng Hoàng gia Scotland.

Không khó hiểu vì sao Singapore tự tin bỏ ra 150 triệu SGD để tổ chức cuộc đua, trong đó chính phủ chi đến 60%.

F1 không phải món hời

Nhưng viễn cảnh đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ cho các thành phố đăng cai. Melbourne, sau khi đăng cai tổ chức cuộc đua trong 14 năm, đã lỗ khoảng 30 triệu USD vào năm 2007.

Tuy nhiên, thành phố vẫn tiếp tục tổ chức sự kiện này vì những giá trị vô hình đến từ lượng khách du lịch mang lại.

Nhưng các quốc gia khác như Malaysia, quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật Bản đăng cai tổ chức F1 năm 1999, nhận ra điều đó không xứng đáng.

Với số lượng người tham gia giảm - còn 80.000 trong năm 2016 - từ mức cao 126.690 - cùng chi phí tổ chức ở mức cao ngất ngưởng, Malaysia đã hủy bỏ giải đua chỉ một năm sau đó.

Sự thành công của F1 mang tính thất thường ở châu Á, với các giải đua ở Hàn Quốc và Ấn Độ chỉ kéo dài bốn và ba năm trong những năm 2010.

Về cơ bản, công chúng dường như đã không còn hứng thú đối với môn thể thao tốc độ cao này. Năm 2008, khi Singapore tổ chức Grand Prix đầu tiên, có 600 triệu người theo dõi trên toàn cầu, con số này giảm xuống mức 350 triệu vào năm 2017.

Dù có sự phục hồi nhẹ lên 433 triệu người vào năm 2020 nhưng các dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đến môn thể thao đang giảm dần.

11 cuộc đua mà Singapore đăng cai cho đến nay được cho là đã mang lại 1,4 tỷ SGD từ doanh thu du lịch gia tăng - tính ra khoảng 130 triệu SGD/năm, ít hơn số tiền mà Singapore chi để đăng cai cuộc đua.

Vào năm 2017, một thỏa thuận cho đến năm 2021 đã được ký kết giúp chi phí tổ chức giảm nhẹ từ 150 triệu SGD/năm xuống còn 135 triệu SGD.

Ngã tư đường

Đăng cai đường đua F1: "Mỏ vàng” hay "trái đắng”?
Đường đua F1 của Singapore.

Singapore đã xoay sở để đi ngược xu hướng châu Á và trở thành một điểm đến chính của F1 trong hơn một thập kỷ.

Nhưng khi môn thể thao này hướng tới ngã tư đường trong một thế giới COVID-19 đầy biến động - với nguy cơ sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn và kinh tế vô định – đây là thời điểm để xem xét tương lai của F1.

Với tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm, một số người đã chỉ ra F1 là một sự xa hoa, lãng phí.

James Walton, người đứng đầu nhóm kinh doanh thể thao Deloitte Đông Nam Á, nói với truyền thông vào năm 2019 rằng bất kỳ khoản chi tiêu nào cho F1 “có thể bị công chúng coi là xa xỉ” trong thời kỳ suy thoái tài chính toàn cầu.

Tâm lý đó càng đẩy cao hơn trong bối cảnh kinh tế trì trệ, mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao trên toàn thế giới, F1 sẽ không phù hợp với đa số.

Hơn nữa, khi Singapore cùng với nhiều quốc gia khác đưa các vấn đề về tính bền vững và biến đổi khí hậu lên hàng đầu trong ý thức xã hội, việc đăng cai tổ chức F1 dường như đang đi ngược những nỗ lực đó.

Những kỷ lục của F1 có lẽ không đủ để lấn át tổng lượng khí thải carbon trên 256.000 tấn trong năm 2018 của môn thể thao này, liên quan đến các hoạt động hậu cần cho các cuộc đua trên khắp thế giới - vận chuyển đội đua, thiết bị và xe - chiếm 45% lượng thải carbon của các môn thể thao.

Hơn thế nữa, những thuận lợi về thuế và môi trường kinh doanh đã thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới chuyển đến Singapore hoặc ít nhất là thành lập văn phòng tại đây.

Việc tổ chức một giải đua xa xỉ để thu hút giới tinh hoa tụ hội dường như không còn cần thiết.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với thể thao nói chung, nhưng nó cũng có thể là một thời điểm để các quốc gia xem xét lại việc đăng cai tổ chức một số sự kiện thể thao bị cho là lãng phí.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả