Đạm Cà Mau: Bị truy thu thuế và những khoản vay tại các ngân hàng
Vừa qua, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã vướng phải không ít trở ngại trong hành trình xây dựng thương hiệu. Không chỉ bị phạt và truy thu thuế, doanh nghiệp còn đang vướng vào những khoản vay dài hạn tại các ngân hàng lớn.
PVCFC bị phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - PVCFC (HOSE: DCM), tiền thân là công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau có địa chỉ Lô D, KCN phường 1, đường Ngô Quyền, phường 1, thành phố Cà Mau, Cà Mau do ông Trần Ngọc Nguyên làm Chủ tịch HĐQT và ông Văn Tiến Thanh làm Tổng Giám đốc.
Năm 2015, Đạm Cà Mau chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 5.294 tỷ đồng do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp.
Mới đây, theo Quyết định số 736/QĐ-CTCMA ngày 24/11/2022 của cục Thuế tỉnh Cà Mau, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã có hành vi vi phạm hành chính: Hạch toán chi phí không có hoá đơn chứng minh; kê khai chưa đầy đủ các khoản thưởng; cá nhân kê khai giảm trừ trùng người phụ thuộc; chưa kê khai cá nhân có thu nhập nhiều nơi. Tổng cộng, số tiền mà Đạm Cà Mau phải nộp là 6,18 tỷ đồng.
Công bố thông tin về Quyết định xử phạt với Đạm Cà Mau.
Mối quan hệ Đạm Cà Mau và chứng khoán Bản Việt
Trong báo cái tài chính của DCM thể hiện khoản chi phí trả trước dài hạn hơn 261 tỷ đồng. Theo DCM, đây là khoản chênh lệch giá trị tiềm năng phát triển thời điểm năm 2014 khi cổ phần hoá.
Ngày 30/7/2018, đoàn Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác minh việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước Đạm Cà Mau (lúc đó là công ty TNHH MTV Dầu khí Cà Mau) và chứng thư thẩm định giá của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt ký ngày 09/7/2014.
Đáng chú ý, công ty CP chứng khoán Bản Việt (VCSC) được thành lập năm 2007, hiện do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT. Bà Phượng đồng thời là thành viên sáng lập của công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM). Bà hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VCAM và VCSC kể từ thời điểm thành lập năm 2007.
Với việc thay đổi nhận diện thương hiệu của ngân hàng Bản Việt – Viet Capital Bank (tiền thân là ngân hàng Gia Định), bà Phượng được bầu chọn vào Hội đồng Quản trị ngân hàng này từ tháng 2/2012.
Trong vai trò thành viên HĐQT, bà Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ ban Điều hành với mục tiêu đưa Viet Capital trở thành những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường.
Vào năm 2018, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với công ty Chứng khoán Bản Việt (VCI). Nguyên nhân là do VCI đã cho một số khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng; tại ngày 01/01/2016 và ngày 31/12/2016, tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty đối với một khách hàng vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của Công ty.
Theo đó, VCI đã bị phạt hành chính với số tiền là 125 triệu đồng.
Nhiều khoản vay dài hạn tại các ngân hàng lớn
Về tình hình kinh doanh, Đạm Cà Mau có quý III/2022 thành công với doanh thu hơn 3,3 nghìn tỷ đồng và lãi ròng gần 728 tỷ đồng, tương ứng tăng 83% và 93% so với cùng kỳ. Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ mặt hàng sản xuất tăng 30%.
Giá phân bón tiếp tục neo cao - cụ thể phân Ure đạt 13,781 đồng/kg (tăng 32%), NPK đạt 14,045 đồng/kg (tăng 20,4%) - giúp doanh thu bán hàng tại công ty mẹ tăng mạnh. Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng bật tăng mạnh nhờ khoản lãi chênh lệch tỷ giá.
BCTC đã soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của DCM.
Tuy nhiên, quay trở lại BCTC đã soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của DCM, thể hiện khoản vay ngắn hạn hơn 554,114 tỷ đồng theo Hợp đồng 168/VCB.TT/22NH-TL ngày 13/6/2022 với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Thiêm với kỳ hạn 2 tháng.
Tính đến ngày 30/6/2022, số dư của khoản vay là 17.440.896 USD (tương đương 403,495 tỷ đồng), lãi suất 1,6%/năm. Mục đích sử dụng vốn vay là thanh toán tiền khí PM3 CAA và 46CN tháng 4/2022 cho tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tài sản đảm bảo của khoản vay là khoản tiền gửi có kỳ hạn có giá trị 200 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thủ Thiêm.
Khoản vay dài hạn hơn 137,725 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bạc Liêu. Trong đó, khoản vay hơn 131,787 tỷ đồng theo Hợp đồng vay vốn số 559/2017/HĐTDTDH-PN/SHB.110100 ngày 08/11/2017 giữa SHB và Công ty với hạn mức 615,7 tỷ đồng cho mục đích tài trợ đầu tư dự án sản xuất phân bón phức hợp từ Ure nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm. Thời hạn vay 60 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất cho vay áp dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên là 7,5%/năm. Lãi suất cho vay trong hạn được điều chỉnh lần đầu tiên là sau 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, các lần tiếp theo được điều chỉnh 03 tháng/lần kể từ thời điểm điều chỉnh gần nhất.
Tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản hình thành trong tương lai thuộc Dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ Ure nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm có địa chỉ tại khuôn viên nhà máy Đạm Cà Mau, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Khoản vay dài hạn hơn 137,725 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thể hiện trong BCTC đã soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của DCM.
Còn khoản vay dài hạn hơn 5,937 tỷ đồng từ VietinBank theo hợp đồng hạn mức tín dụng số 64.2006/2016-HĐTĐA/NHCT862 – CTY BBDK, DN-0609/2017-HĐCVDADT/NHCT862 – CTY BBDK, DN-1111/2021-HDDCVDADDT/NHCT862 – CTY BBDK và 2501/2022-HDDCVDADDT/NHCT862 – CTY BBDK lần lượt ngày 30/6/2016, 06/9/2017 và 18/11/2021, 25/1/2022 với thời hạn vay từ 3 đến 7 năm để phục vụ cho mục đích đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định của Công ty.
Các khoản vay này được đảm bảo bằng tài sản thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy Sản xuất Phân bón Dầu khí Bạc Liêu” và tài sản cố định khác hình thành từ vốn vay. Lãi suất của các khoản vay cho kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 là từ 8,38%/năm đến 11%/năm.
Cụ thể: “Công ty có một khoản tiền gửi trị giá 332 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Đại Dương – chi nhánh Cà Mau (OCEANBANK). Theo Công văn số 17/2015/CV-GĐCNCM ngày 14/5/2015 của Oceanbank, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Oceanbank đang tạm dừng chi trả tiền cho khách hàng là tổ chức đang gửi tiền tại Oceanbank từ ngày 11/2/2015.
Ngày 23/2/2021, Công ty đã gửi Công văn số 233/PVCFC-TCKT đến SBV và Oceanbank về việc chi trả khoản tiền gửi có kỳ hạn nói trên nhưng chưa được giải quyết, hiện tại khoản tiền gửi này đang được áp dụng mức lãi suất 3,5%/năm và số tiền lãi định kỳ được chuyển vào tài khoản không kỳ hạn của Công ty mở tại Oceanbank.
Tuy nhiên do SBV đã chính thức tiếp quản Oceanbank và chuyển đổi mô hình hoạt động Oceanbank thành ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương do Nhà nước làm chủ sở hữu từ ngày 08/5/2015”, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022 nêu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận