menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Việt Dũng

Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Mỹ và Trung Quốc đang định vị lại lợi ích chiến lược của mỗi bên”

Việc phía Mỹ gần đây dọa cắt đứt quan hệ thương mại với Trung Quốc thực ra để dọn đường cho những bước đi tiếp theo chứ không phải hành động cụ thể, đại sứ Vinh nhận định.

Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại thế giới trong thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều mối liên quan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã nói: “Tôi đã đàm phán về một thỏa thuận thương mại tuyệt vời, và giờ tôi không còn cảm thấy như trước nữa. Thỏa thuận thương mại còn chưa ráo mực và rồi dịch bệnh tràn đến”.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng chỉ trích cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh Covid-19. Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ảnh hưởng, tác động thế nào đến khu vực? VTV1 đã có chương trình Toàn cảnh Thế giới với sự tham gia của nhà ngoại giao kỳ cựu Phạm Quang Vinh.

Trong lúc thương mại toàn cầu đối diện với những đứt gãy và đổ vỡ nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19, sự căng thẳng giữa hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới đang được theo dõi với những ánh mắt đấy lo ngại.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc từ lâu đã là một phần trong các mối quan hệ quốc tế, dịch bệnh Covid-19 đang như một chất xúc tác khiến cho tình hình có vẻ trầm trọng hơn, điều đó sẽ dẫn đến những rất nhiều thay đổi trong trật tự quốc tế trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, cục diện thế giới cạnh tranh mạnh mẽ hơn sẽ có nhiều ảnh hưởng đến các nước vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh đã đưa ra những nhận định về tình hình này trong chương trình Toàn cảnh Thế giới.

Không có chuyện Mỹ và Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn quan hệ

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa cắt quan hệ với Trung Quốc, còn phía Trung Quốc tuyên bố rằng Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc để đạt được mối quan hệ ổn định. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu quỹ hưu trí của Mỹ ngưng đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ tiếp tục đưa ra quyết định hạn chế hơn nữa việc công ty công nghệ Trung Quốc Huawei thu mua chất bán dẫn do Mỹ sản xuất.

Khi mà nước Mỹ đang đối diện với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, việc làm nóng lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ. Vậy những lời qua tiếng lại trong thời gian qua có ý nghĩa gì và liệu nó có đại diện cho động thái sắp tới của phía Mỹ hay không?

The ông Vinh, trước hết mọi người luôn nhìn thấy rằng hai bên đã có những trao đổi khiến cho tình hình dường như căng hơn rất nhiều và phía Mỹ đặc biệt đã nói rất nhiều về động thái cứng rắn như cắt đứt quan hệ hay trừng phạt. Rõ ràng hai bên có những khác biệt rất lớn với nhau và dường như đang định vị lại lợi ích của mình và trong xu hướng này, người ta thấy gia tăng cạnh tranh nhiều lên.

Mỹ và Trung Quốc gắn với nhau theo nhiều chiều, 2 nền kinh tế số 1 và số 2. Họ gắn với nhau cả về lợi ích địa chính trị và lợi ich địa kinh tế, cho nên họ có cạnh tranh nhau và cạnh tranh rồi sẽ gay gắt hơn nhưng rồi họ sẽ vẫn ràng buộc với nhau. “Việc tuyên bố hoàn toàn có thể để dọn đường cho những bước đi khác nhau, nhưng nếu cắt đứt hoàn toàn tôi nghĩ là không có”, ông Vinh khẳng định.

Cũng theo ông Vinh, ngoài việc định vị lại lợi ích chiến lược của mỗi bên, có thể thấy câu chuyện về lòng tin giữa hai bên, thông qua những chuyện khúc mắc như đại dịch vừa rồi rõ ràng đã xuống thấp, mà thậm chí xuống thấp rất nhiều, có cả những cuộc điều tra, có cả lời qua tiếng lại với nhau.

Điểm thứ 2, trước đại dịch, mỗi lần căng thẳng leo thang lên, nhưng rồi hai bên sẽ vẫn hướng đến một thỏa thuận nào đó. Trước đại dịch Covid-19 vừa rồi, thế giới thấy có thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng sau đại dịch, hướng đi đó đã không còn nữa. Việc hai bên căng lên phản ánh định vị lại chiến lược, phản ánh cái hai bên khác biệt và phản ánh cạnh tranh gia tăng. Nhưng hai bên vẫn rất cần nhau và hợp tác với nhau, đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc có dẫn đến sự thù địch?

Chứng khoán Mỹ thời gian qua đã có những phiên biến động sụt giảm trong nỗi lo về căng thẳng Mỹ - Trung Quốc tăng cao. Nhiều chuyên tài chính phố Wall lo ngại quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang đi sai hướng và nó có thể dẫn đến hậu quả kinh tế tồi tệ hơn cả đại dịch Covid-19.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc mới đây đã đăng tải bài viết, theo đó bài báo nhấn mạnh dịch bệnh chính là ngòi nổ làm tái phát căng thẳng, Mỹ đã gán trách nhiệm cho Trung Quốc vì sự bùng phát của đại dịch và rằng thay vì hợp tác để cùng đẩy lùi dịch bệnh thì dịch bệnh lại khiến cho quan hệ hợp tác Mỹ - Trung Quốc xấu đi.

Bài báo trên tờ Washington Post trong khi đó lại đặt vấn đề rằng có phải một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang nhen nhóm. Bài báo khẳng định lãnh đạo hai nước không muốn có một viễn cảnh mạnh mẽ như vậy, tuy nhiên những cơn bão táp địa chính trị hiện nay có vẻ như đang thổi bay tất cả. Mỹ và Trung Quốc đang trượt sâu sang hai hướng khác nhau. Sự cạnh tranh chiến lược sẽ vẫn là xu thế, nhưng vấn đề là nó có nghiêng về thái cực thù địch hay không vẫn còn là câu hỏi lớn.

Tờ Thời báo Ấn Độ trong khi đó lại nhấn mạnh đến cụm từ “từ lời nói đến hành động”, thái độ mà Mỹ và Trung Quốc dành cho nhau sẽ sớm biến thành một hiện thực. Thỏa thuận thương mại mà hai bên ký kết vào tháng 1/2020 có thể sẽ đổ vỡ và nó sẽ còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi liệu thế giới có phải chấp nhận quan hệ Mỹ - Trung Quốc căng thẳng như một điều bình thường mới hay không.

Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, nếu như nhìn vào chiều dài trước, trong và cả hậu đại dịch, có thể thấy rằng cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã xuất hiện trong một thời gian dài và dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump thì mọi chuyện được đẩy lên một đỉnh cao hơn và nó thành chiến lược quốc gia. Cạnh tranh thương mại là một mũi nhọn trong cạnh tranh đó.

Qua đại dịch lần này, có thể thấy rõ rằng có 2 điểm rất quan trọng. Trong định vị lại lợi ích, người ta có thể thấy rõ sự lệ thuộc quá nhiều vào nhau, trước tiên là Mỹ và Âu Mỹ. Mỹ và Âu Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều và điều đó cần phải được tính lại.

Câu chuyện lòng tin chiến lược giờ cũng đã khác rất nhiều so với trước, nó đã xuống thấp, chất cạnh tranh sẽ gia tăng. Rõ ràng, hai bên vẫn rất cần nhau. Câu chuyện sẽ xảy ra sắp tới sẽ là cạnh tranh lớn hơn, cạnh tranh chiến lược cao hơn nhưng chắc chắn hai bên sẽ có những lựa chọn dành cho nhau chứ không thể nào vênh nhau một cách hoàn toàn được.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra trong đại dịch, mỗi nước đều có vấn đề nội bộ. Trong quan hệ, họ phải lấy lại niềm tin nội bộ, sẽ có hợp tác nhưng chắc chắn phức tạp bởi phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ, trong đó phải kể đến vấn đề chủ nghĩa dân tộc và dân túy.

Trung Quốc vượt ra khỏi đại dịch sớm như vậy có thể coi như Trung Quốc có cơ hội rất lớn để ổn định cuộc sống và củng cố quan hệ hợp tác với bên ngoài. Sau đại dịch, khu vực và thế giới có thể có những cơ hội hợp tác lớn hơn.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải không đứng trước thách thức, dịch bệnh phong tỏa như vậy, việc khôi phục lại hoạt động kinh tế không phải một sớm một chiều. Ngoài ra, nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Trung Quốc như Mỹ hay châu Âu đều đang khó khăn trong dịch bệnh, Trung Quốc không có đơn đặt hàng nên sự phục hồi sẽ chỉ diễn ra từng bước.

Như vậy Trung Quốc sẽ phải tính toán trong lúc dịch bệnh đang khó khăn như vậy, Trung Quốc có thể tìm đến các thị trường gần hơn, ví như tại châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên về phương diện chính trị, Trung Quốc đối diện với bài toán lòng tin suy giảm trong quan hệ với các nước lớn. Hậu dịch, Trung Quốc có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những phức tạp của riêng họ, đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại