'Đại gia' tài chính bắt tay Grab xin giấy phép ngân hàng số Singapore là ai?
Đối với Grab, giấy phép ngân hàng số sẽ hoàn thiện gói dịch vụ của startup dựa trên mảng gọi xe cốt lõi. Lợi thế của hãng so với các đối thủ là thị phần đáng kể trên thị trường thanh toán di động dưới thương hiệu GrabPay.
Trong tuyên bố ngày 30/12, Grab cho biết việc bắt tay với Singtel - hãng viễn thông lớn nhất Singapore sẽ nhằm thực hiện kế hoạch lập ngân hàng tiêu dùng số đầu tiên tại quốc gia này. Trong đó, Grab nắm 60% cổ phần để xin giấy phép ngân hàng số Singapore.
Ngân hàng số sẽ tập trung vào người dùng nhỏ lẻ cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chưa được tiếp cận các khoản vay tín dụng. Kế hoạch này của Singtel và Grab được cho là nỗ lực tìm cách củng cố quyền lực của mình để tạo ra một ngân hàng kỹ thuật số mới cho người dân Singapore.
Động thái chuyển sang hoạt động ngân hàng số là bước đi chiến lược của Grab và tăng lợi thế cạnh tranh khi gia nhập lĩnh vực ngân hàng ở Singapore, thị trường hiện đang có ba “ông lớn” thống trị gồm DBS Group Holdings, Overseas-Chinese Bank Corp (OCBC) và United Overseas Bank (UOB).
Chưa kể, các ông lớn khác như Ant Financial của Jack Ma, nhà sản xuất thiết bị game Razer, Oversea-Chinese Banking Corp cũng đang nhăm nhe nhảy vào lĩnh vực này.
Cả Grab và Singtel đã nhanh chân nhảy vào lĩnh vực tài chính từ vài năm qua với việc liên tiếp ra mắt các ứng dụng như Dash, VIA, GrabPay và GrabInsure. Trong khi đó Singtel đã nghiên cứu các giải pháp như eWallets và cho phép khách hàng sử dụng các eWallets đó để trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Đối với Grab, giấy phép ngân hàng số sẽ hoàn thiện gói dịch vụ của startup dựa trên mảng gọi xe cốt lõi. Lợi thế của hãng so với các đối thủ là thị phần đáng kể trên thị trường thanh toán di động dưới thương hiệu GrabPay. Dù không tiết lộ số người dùng, Grab cho biết ứng dụng được tải trên hơn 166 triệu thiết bị tại Đông Nam Á.
Mặc dù vẫn phát triển mảnh kinh doanh chính là gọi xe qua ứng dụng (taxi công nghệ), nhưng vài năm gần đây, Grab đã đẩy mạnh phát triển và lấn sân sang nhiều mảng kinh doanh như thực phẩm, giao hàng, giải trí, truyền thông, cho vay trả góp…
Grab hiện hợp tác với 60 tổ chức tài chính, bao gồm United Overseas Bank tại Singapore, Malayan Banking tại Malaysia. Họ thành lập Grab Financial Group năm 2018 để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, cho vay cá nhân. Mới đây, startup cũng phát hành thẻ cứng cùng với Mastercard và chuẩn bị triển khai dịch vụ quản trị tài sản từ năm 2020.
Khi bắt tay với Singtel, Grab được cho là sẽ “bù đắp” vào khoảng trống dịch vụ ngân hàng số, mà bản thân Singtel hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động thông qua hợp tác với một số đối tác trong khu vực, trong đó có Thái Lan.
Do đó, việc Grab bắt hợp tác với Singtel, mà tại liên doanh này Grab nắm cổ phần chi phối, cho thấy toan tính kiểm soát được một ngân hàng số, giống như cách hợp tác với Moca để làm ví điện tử.
Về kế hoạch lập ngân hàng số tại Singapore, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết trong 6 tháng tới, sẽ có tối đa 5 ngân hàng số được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm 2 ngân hàng số toàn diện cho phép các doanh nghiệp phi ngân hàng như Grab và Singtel được triển khai dịch vụ nhận tiền gửi từ khác hàng. MAS yêu cầu vốn điều lệ 1,1 tỷ USD với ngân hàng số toàn diện.
Ngoài ra, sẽ cấp 3 giấy phép cho ngân hàng chỉ bán buôn, phục vụ đối tượng doanh nghiệp, đòi hỏi mức vốn điều lệ gần 74 triệu USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận