24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Minh Chín
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chính phủ và doanh nghiệp thế giới như thế nào?

Kinh tế thế giới đang hồi phục sau khoảng thời gian suy giảm kéo dài, mức độ suy giảm tồi tệ đến nỗi hiếm ai trong 7,7 tỷ người dân trên thế giới từng có cơ hội chứng kiến trong đời.

Cứ khoảng vài chục năm trôi qua, sẽ có một cú sốc kinh tế gây ra bởi một sự kiện bất thường kiểu như đại dịch Covid-19 năm 2020 và rồi nó gây ra nhiều thay đổi vĩnh viễn.

Nếu tính theo sản lượng kinh tế, kinh tế thế giới đang trên con đường hồi phục sau khoảng thời gian suy giảm kéo dài, mức độ suy giảm tồi tệ đến nỗi mà hiếm có ai trong 7,7 tỷ người dân trên thế giới từng có cơ hội chứng kiến trong đời họ.

Vắc xin sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục trong năm 2021. Tuy nhiên, nhiều tác động khác của Covid-19 sẽ định hình tăng trưởng toàn cầu trong những năm tới đây.

Một số thay đổi đã diễn ra. Robot đang dần tiếp quản công việc trong nhà máy và nhiều công việc dịch vụ, trong khi đó người làm việc tại các doanh nghiệp sẽ ở nhà nhiều hơn nữa. Bất bình đẳng trong một quốc gia và giữa các quốc gia cũng ngày một nhiều hơn. Chính phủ các nước sẽ có vai trò lớn hơn trong cuộc sống của các công dân, hoạt động chi tiêu và nợ nần sẽ ngày một phổ biến. Sau đó, nhiều thay đổi rồi sẽ đến.

Dưới đây là một số phân tích về những cách mà đại dịch Covid-19 đã thay đổi:

Chính phủ giám sát người dân chặt chẽ hơn

Chính phủ các nước sẽ phải thay đổi cách điều hành, quản lý người dân của mình. Giờ đây việc chính phủ các nước theo dõi người dân đi đâu làm gì, gặp những ai đã trở thành điều bình thường. Không chỉ vậy, chính phủ còn phải đứng ra trả lương cho người lao động nếu người chủ của họ không thể làm được việc đó. Tại những nước mà quan điểm về thị trường tự do đã tồn tại nhiều thập kỷ, hệ thống an sinh xã hội đã phải trợ cấp rất nhiều.

Chi tiêu mạnh tay

Để có tiền chi tiêu cho các chương trình kích thích tài khóa, chính phủ các nước đã phải chấp nhận thâm hụt ngân sách tăng thêm đến 11.000 tỷ USD trong năm nay, theo tính toán của McKinsey & Co. Hiện tại, người ta đã bắt đầu tranh cãi về việc các chương trình chi tiêu như hiện tại có thể kéo dài đến bao giờ và liệu sẽ cần phải ngưng chi tiêu vào lúc nào. Ít nhất tại các nền kinh tế phát triển, lãi suất siêu thấp và thị trường tài chính chuyển biến tốt không hề phát đi tín hiệu của khủng hoảng.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chính phủ và doanh nghiệp thế giới như thế nào?

Thâm hụt ngân sách của một số nền kinh tế lớn của thế giới

Trong dài hạn, chắc chắn người ta sẽ có quan điểm khác về nợ công. Theo quan điểm mới đây nhất, chính phủ các nước có thêm nhiều khả năng chi tiêu trong môi trường lãi suất thấp và sẽ cần phải sử dụng chính sách tài khóa tích cực hơn để hỗ trợ cho các nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng hơn nữa

Ngân hàng Trung ương các nước hiện đang trở lại việc in tiền. Lãi suất rơi xuống những mức thấp mới. Ngân hàng Trung ương nhiều nước đang đẩy mạnh chính sách nới lỏng định lượng, họ muốn mua vào cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ.

Tất cả những biện pháp can thiệp tiền tệ đã tạo ra môi trường tài chính thuận lợi nhất trong lịch sử, đồng thời tạo ra làn sóng đầu cơ mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia vì vậy đang cảnh báo về rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, chính sách của Ngân hàng Trung ương sẽ khó có thể được đảo ngược, đặc biệt nếu thị trường lao động vẫn còn khó khăn và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tích cóp tiền.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chính phủ và doanh nghiệp thế giới như thế nào?

Bản đồ nới lỏng chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới

Lịch sử cho thấy rằng đại dịch thường khiến cho lãi suất xuống thấp trong thời gian dài, theo tài liệu được công bố trong năm nay. Nghiên cứu cho thấy phải đến 25 năm sau một đợt đại dịch, lãi suất thường vẫn thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với mức nếu không có sự kiện bất thường nói trên.

Nợ nần và những công ty “xác sống”

Chính phủ nhiều nước cấp các khoản tín dụng như “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp tranh thủ cơ hội này. Kết quả, nợ doanh nghiệp tại khắp các nước phát triển đều tăng. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) thống kê rằng các công ty ngoài lĩnh vực tài chính vay ròng 3,36 nghìn tỷ USD trong nửa đầu năm 2020.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chính phủ và doanh nghiệp thế giới như thế nào?

Các công ty "xác sống" nợ nần chồng chất

Khi mà doanh thu tại nhiều ngành suy giảm bởi tình trạng phong tỏa hoặc người tiêu dùng thận trọng, thua lỗ ăn vào vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoàn toàn sẽ có thể đương đầu với cuộc khủng hoảng thanh khoản.

Ngoài ra, cũng không ít người cho rằng không nên hỗ trợ quá nhiều cho các doanh nghiệp, và lại không phân định rõ ràng ai nên nhận các khoản hỗ trợ đó. Điều kiện này quá thuận lợi để tạo ra những công ty “xác sống”, loại hình doanh nghiệp không thể tồn tại được trong bối cảnh thị trường tự do và chỉ có thể duy trì được do trợ cấp của nhà nước, chính vì vậy, tổng thể nền kinh tế cũng trở nên kém hiệu quả hơn.

Sự chia rẽ sâu sắc

Cuộc tranh luận về kích cầu cũng giống như sự khác biệt giữa cái xa xỉ mà người giàu được hưởng còn người nghèo không được hưởng. Các nước nghèo quá thiếu tài nguyên để có thể bảo vệ được việc làm và doanh nghiệp hoặc đầu tư vào vắc xin trong khi các nước giàu đang làm được điều này, họ buộc phải thắt lưng buộc bụng hoặc đương đầu với rủi ro của cuộc khủng hoảng tiền tệ và dòng vốn bị rút mạnh.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng đại dịch đang tạo ra một thế hệ đói nghèo và nợ nần mới, IMF nói rằng quá trình phát triển của nhóm các nước đang phát triển có thể bị chậm lại cả một thập kỷ.

Chính phủ các nước chủ nợ thuộc G-20 đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng rút vốn tại nhóm các nước nghèo nhất, tuy nhiên, cho đến nay họ đã bị chỉ trích bởi chỉ đưa ra các gói hỗ trợ trả nợ vô cùng hạn chế và không thể thu hút được nhà đầu tư cá nhân vào kế hoạch này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả