menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hùng Cường

Đại biểu QH: Vì sao "đẩy toàn bộ việc biên soạn SGK bằng hình thức xã hội hóa"?

Vấn đề sách giáo khoa đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận trong phiên thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 1-11.

Sáng 1-11, phát biểu thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã phát biểu, tranh luận về vấn đề sách giáo khoa (SGK).

Đại biểu QH: Vì sao "đẩy toàn bộ việc biên soạn SGK bằng hình thức xã hội hóa"?

ĐBQH Trần Văn Sáu phát biểu thảo luận

Phát biểu tranh luận tại phiên họp, ĐB Trần Văn Sáu (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho biết hiện nay, không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của Quốc hội. Tại mục 3, Điều 2 Nghị quyết 88 nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Nêu rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, ĐB Trần Văn Sáu đặt vấn đề 6 năm đó vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này? Trong khi đó, lại đẩy toàn bộ việc biên soạn sách giáo khoa bằng hình thức xã hội hoá, từ đó dẫn tới việc thả nổi sách giáo khoa, giá tăng và không kiểm soát được.

Theo ĐB Trần Văn Sáu, dù kêu gọi xã hội hóa chăm lo cho giáo dục nhưng nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. Không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đại biểu nhấn mạnh đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng sách giáo khoa tiếp tục không tăng.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Kim Thúy (Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng; Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội), tranh luận với đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) về cơ sở của việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu QH: Vì sao "đẩy toàn bộ việc biên soạn SGK bằng hình thức xã hội hóa"?

ĐBQH Nguyễn Kim Thúy không ủng hộ việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách mới

Dẫn lại ý kiến ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng nghị quyết 88 là nghị quyết gốc (có yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm một bộ sách), ĐB Nguyễn Kim Thúy cho rằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không hề có khái niệm nghị quyết gốc và cũng không phân biệt cấp độ các nghị quyết của Quốc hội. Dù ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa có coi nghị quyết 122 của Quốc hội là gì thì tổ chức, cá nhân liên quan vẫn phải thực hiện nghị quyết này.

ĐB Nguyễn Kim Thúy cho hay theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp các văn bản do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. Luật Giáo dục năm 2019 chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà không hề quy định nhiệm vụ, tổ chức biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và đào tạo.

"Xin hỏi Luật Giáo dục có phải văn bản quy phạm pháp luật gốc không? Dĩ nhiên Quốc hội khóa này có quyền ban hành một nghị quyết khác với nghị quyết 122 nhưng có nên làm một việc xã hội đã làm. Việc thay đổi một chính sách giữa chừng là việc cần có thời gian để nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm thế giới, đánh giá tác động cẩn thận" - ĐB Nguyễn Kim Thúy nêu.

ĐB Nguyễn Kim Thúy cho rằng thay vì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số...

Về một số ý kiến cho rằng phải có một bộ sách khoa chuẩn, ĐB Nguyễn Kim Thúy nhận định hiểu như vậy cũng không đúng với nghị quyết 88. Theo nghị quyết này, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân khác biên soạn.

Theo ĐB Nguyễn Kim Thúy, đúng là ngày xưa ta chỉ học một bộ sách giáo khoa, "chỉ ăn khoai sắn cũng nên người", nhưng mỗi thời mỗi khác, không thể bắt ngày nay giống ngày xưa. Bây giờ con cháu ta phải ăn uống đầy đủ thì mới cải tạo được tầm vóc để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trước đó, nhiều ĐBQH cũng đã tranh luận về vấn đề có nên để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa mới. Nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng có nhiều ý kiến không đồng tình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại