Đại án bà Trương Mỹ Lan tác động đến ngành ngân hàng như thế nào?
Rủi ro bank -run là đáng quan tâm, rủi ro này thực tế đáng lo ngại là vào thời điểm năm 2022
1. Sự việc SCB bị chiếm đoạt tiền gửi chỉ là một sự việc riêng lẻ, không có rủi ro hệ thống.
Rủi ro bank -run là đáng quan tâm, rủi ro này thực tế đáng lo ngại là vào thời điểm năm 2022-thời điểm bà Lan bị bắt, khi đó các ngân hàng nhỏ đứng trước rủi ro bị rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên vào ngày 18/11/2023 điều này lại không hề xảy ra. NHNN đã thực sự làm rất tốt trong việc trấn an tâm lý người gửi tiền.
Nếu chúng ta để ý thị trường tiền tệ, có thể nhận thấy trong những ngày thông tin liên quan đến SCB ra thì NHNN cũng không làm gì bất ngờ trên thị trường mở, điều này gợi ý về việc NHNN không quá lo ngại đến sự kiện SCB. Thị trường chứng khoán cũng tăng tốt trong phiên ngày 18/11/2023, thể hiện tâm lý nhà đầu tư cũng không hề tiêu cực về tin tức này
Không có sự vay mượn giữa SCB và các tổ chức tín dụng khác. SCB cũng thực tế được thành lập từ ba ngân hàng yếu kém năm 2012 để tái cơ cấu. Tức là những gì xảy ra ở SCB không mang tính đại diện cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, sự việc này có ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng qua các kênh: (1) Người dân bị mất niềm tin vào các sản phẩm bancaasurance- vốn ngày càng quan trọng trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng
2.Tuy nhiên, sự việc này có ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng qua các kênh:
(1) Người dân bị mất niềm tin vào các sản phẩm bancaasurance- vốn ngày càng quan trọng trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng. (2) NHTM nhỏ, ít tên tuổi hơn sẽ khó huy động vốn từ người dân để hoạt động, điều này đặc biệt sẽ trở nên nguy hiểm nếu đặt trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh vì nó dẫn đến câu chuyện đua lãi suất tiền gửi giữa những ngân hàng, may mắn là hiện tại tín dụng chưa chạy do nền kinh tế thực vẫn còn yếu. (3) Niềm tin đối với các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn
3. Kỳ vọng vào các chính sách đang và sẽ được triển khai
Đánh giá về các tác động của các chính sách này là tốt cho thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán nói riêng. Do đặt trong bối cảnh là: Chính phủ đưa ra mệnh lệnh hành chính nhằm đẩy tín dụng, các NHTM cần đẩy tín dụng cho cuối năm nhằm đảo bảo room tín dụng được phân cho năm sau khi nền kinh tế thực vẫn yếu. Dẫn tới, khả năng tín dụng sẽ chảy vào thị trường tài sản (bất động sản, chứng khoán thay vì các doanh nghiệp sân sau, có liên quan đến chủ ngân hàng). Thị trường chứng khoán nói chung sẽ được hưởng lợi và Ngân hàng và chứng khoán sẽ được hưởng lợi đầu tiên trong giai đoạn sắp tới. Đặc biệt trong bối cảnh này, việc Quốc hội bàn thảo về hạn chế sở hữu chéo càng tốt cho thị trường chứng khoán vì khi tín dụng chạy nhưng nền kinh tế không hấp thụ được trong khi các ngân hàng lại chần chừ không giám cho vay các doanh nghiệp sân sau và nhóm khách hàng liên quan thì tiền sẽ càng hội tụ vào thị trường tài sản.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận