“Đặc cách” cho Tập đoàn An Nông bán chất cấm: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Bộ cấm, Cục nới tay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán “chất độc, chất cấm”, trong khi Việt Nam đang hướng đến nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao là khó có thể chấp nhận.
Không thể hủy hoại môi trường sinh thái bằng mọi giá…
Trao đổi với DĐDN, liên quan tới việc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục BVTV), ra văn bản tạo điều kiện cho Tập đoàn An Nông bán chất cấm, chất độc hại, PGS.TS Dương Hoa Xô – Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM, cho rằng: Theo văn bản số: 03/QĐ-BNN-BVTV, ngày 03 tháng 01 năm 2017 về việc Ban hành Phụ lục kèm theo Quyết định “Danh sách thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl… loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam”; Quyết định Số: 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 08 tháng 02 năm 2017. "Danh sách thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam". Trong đó “thuốc bảo vệ thực vật tại Phụ lục ban hành kèm theo chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.
Ngừng toàn bộ các thủ tục đưa vào danh mục đối với các hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất nêu trên kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Như vậy, việc Bộ NN&PTNT đã ra văn bản từ năm 2017 và tới năm 2019 buộc phải thực hiện đúng các quy định nêu trên là thể hiện tính nghiêm minh của văn bản, thực thi của pháp luật.
Bộ cấm, Cục nới tay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán “chất độc, chất cấm”, trong khi Việt Nam đang hướng đến nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao là khó có thể chấp nhận. [Nhấp chuột và kéo để di chuyển]
Xét về thời gian thực hiện văn bản: Khoảng thời gian nêu trên đủ để các cơ quan ban ngành ban hành các văn bản, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cũng như đảm bảo được khoảng thời gian cho các doanh nghiệp lường trước, có kế hoạch sản xuất kinh doanh, tránh các rủi ro không đáng có, nghiêm túc thực hiện tính thực thi pháp luật về lĩnh vực kinh doanh chất cấm.
Tuy nhiên, Cục BVTV lại ra văn bản gia hạn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh chất độc, chất cấm ở thời điểm tính pháp lý của văn bản chính thức có hiệu lực, đi vào đời sống, đồng thời yêu cầu cá đơn vị phải thực thi pháp luật theo văn bản của Cục BVTV là hết sức nhạy cảm. "Đặc biệt, trong xu thế mới, Việt Nam đã và đang hướng tới một nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao lại càng khó có thể chấp nhận với những chất độc hại, chất cấm làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân" – PGS.TS Dương Hoa Xô nói.
việc tồn đọng hàng hóa là nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp và là trách nhiệm của doanh nghiệp ở đây là phải xử lý, buộc phải “tiêu hủy”, chứ không thể đổ lỗi do chính sách rồi thực hiện cơ chếp/“xin – cho” [Nhấp chuột và kéo để di chuyển]
Việc tồn đọng hàng hóa là nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp ở đây là phải xử lý, buộc phải “tiêu hủy”, chứ không thể đổ lỗi do chính sách rồi thực hiện cơ chế “xin – cho”
Cũng theo PGS.TS Dương Hoa Xô, việc tồn đọng hàng hóa là nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp ở đây là phải xử lý, buộc phải “tiêu hủy”, chứ không thể đổ lỗi do chính sách rồi thực hiện cơ chế “xin – cho”. Lợi nhuận thu được doanh nghiêp hưởng, nhưng lại bắt người dân phải tiêu thụ, xả chất độc ra môi trường là hết sức khó coi, “không thể hủy hoại môi trường sinh thái bằng mọi giá” - PGS.TS Dương Hoa Xô nhấn mạnh.
Phải thu hồi quyết định…
Liên quan tới vấn đề tính thực thi của văn bản, Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu, nhận định: Căn cứ theo Quyết định số: 03/QĐ-BNN-BVTV, ngày 03 tháng 01 năm 2017 của Bộ NN&PTNT; Quyết định Số: 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 08 tháng 02 năm 2017 về việc loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, và phụ lục các danh sách các loại chất đốc đính kèm cho thấy: Thời hiệu văn bản, tính pháp lý đã đảm bảo đủ các yếu tố về thời gian, kế hoạch, do đó, buộc các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tính nghiêm minh của văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ theo Quyết định số: 03/QĐ-BNN-BVTV, ngày 03 tháng 01 năm 2017 của Bộ NN&PTNT; Quyết định Số: 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 08 tháng 02 năm 2017 về việc loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Luật sư Nguyến Hải Vân: Căn cứ theo Quyết định số: 03/QĐ-BNN-BVTV; Quyết định Số: 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 08 tháng 02 năm 2017 về việc loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Do đó các đơn vị buộc phải thực hiện chứ không thể gia hạn.
Nếu chiếu theo thời gian ban hành văn bản từ năm 2017, thì danh sách thuốc bảo vệ thực vật tại Phụ lục ban hành kèm theo chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Ngừng toàn bộ các thủ tục đưa vào danh mục đối với các hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl, 2.4 D và Paraquat… kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Như vậy, có nghĩa là năm 2019, tất cả các danh mục thuốc đã được loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam. 'Vì vậy, việc Cục BVTV ra văn bản gia hạn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh chất độc, chất cấm ở thời điểm tính pháp lý của văn bản đã đi vào đời sống là hết sức phản cảm, thiên vị, chưa kể việc có dấu hiệu nhờn luật nếu không muốn nói là đang có xuất hiện hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” - Luật sư Vân nói.
Cũng theo Luật sư Vân, trong vụ việc này nếu đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và không có ý quy chụp, chắc chắn dư luận đang đặt ra rất nhiều câu hỏi nghi hoặc về việc “liệu có hay không quyền lợi của Cục BVTV trong việc gia hạn cho Tập đoàn An Nông tiêu thụ chất cấm này hay không”? Trong danh sách Ban hành Phụ lục kèm theo Quyết định “Danh sách thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất (chất cấm), loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam”, có rất nhiều các doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo quyết định này, thế nhưng, vì sao Tập đoàn An Nông lại sẵn sàng đứng ra làm đầu mối để được “đặc cách”, hay đằng sau đó cũng có hàng loạt các tập đoàn An Nông khác (lợi ích nhóm) cùng thực hiện mục đích để đạt mục đích, cùng nhau hưởng lợi, bất chấp sự an nguy về hủy hoại môi trường sinh thái? – Luật sư Vân đặt câu hỏi.
Theo Luật sư Vân, nếu trích dẫn vào các căn cứ trước khi Bộ NN&PTNT trước khi ra quyết định 03, 278 như: Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; “căn cứ theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật” thì Bộ NN &PTNT mới chính thức ra quyết định số 03 và 278. Tuy nhiên, kể từ khi quyết định2 quyết định nêu trên có hiệu lực thì ngày 15/3/2019, Cục BVTV lại gia văn bản gia hạn cho Tập đoàn An Nông được phép thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tiêu thụ các chất cấm đến hết ngày 30/9/2019 và chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phải nghiêm túc thực hiện… Trong khi, trước đó chính Cục BVTV đã đề xuất danh sách các thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam để ban hành quyết định 03, 278 là quy trình ngược, hết sức phi lý.
Tập đoàn An Nông và các đơn vị khác (nếu có) phải tiêu hủy toàn bộ thuốc cấm đang tồn tại trong kho, thực hiện nghiêm chỉ đạo tại quyết định của Bộ NN&PTNT theo đúng quy định của pháp luật, nếu không sẽ không thể lấy được sự đồng thuận trong xã hội
Tập đoàn An Nông và các đơn vị khác (nếu có) phải tiêu hủy toàn bộ thuốc cấm đang tồn tại trong kho, thực hiện nghiêm chỉ đạo tại quyết định của Bộ NN&PTNT theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu xét về tính nghiêm minh của văn bản, đặc biệt vì môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân thì Cục BVTV phải thu hồi văn bản, buộc Tập đoàn An Nông và các đơn vị khác (nếu có) phải tiêu hủy toàn bộ thuốc cấm đang tồn tại trong kho, thực hiện nghiêm chỉ đạo tại quyết định của Bộ NN&PTNT theo đúng quy định của pháp luật, nếu không sẽ không thể lấy được sự đồng thuận trong xã hội – Luật sư Vân nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Hoàng Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Nông, đã khẳng định: Phần lớn lượng hàng tồn kho chất Paraquat đã được An Nông tái xuất khẩu, chỉ một lượng nhỏ tiêu thụ trong nước. Việc An Nông được gia hạn tới tháng 9/2019 chủ yếu để giải quyết lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp có nhập khẩu chất này.
Cũng theo ông Hải, "dù công văn của Cục Bảo vệ thực vật là gửi cho An Nông nhưng không đồng nghĩa với việc An Nông được ưu ái bán Paraquat, mà thực chất chúng tôi chỉ làm đầu mối giúp tiêu thụ hàng tồn kho của các doanh nghiệp"?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận