Đã đến lúc NATO ngừng mở rộng (Phần I)
Liên minh NATO không phù hợp với châu Âu thế kỷ 21. Điều này không phải do Tổng thống Vladimir Putin nói mà là do ông Putin đang cố gắng sử dụng mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mở rộng ở Ukraine để ngăn chặn sự mở rộng của NATO sát đến biên giới Nga và buộc Ukraine phải giữ vai trò trung lập.
Đúng hơn, đó là do NATO mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong việc hoạch định diện mạo của khối, đó là việc mở rộng liên minh quân sự này vào sâu vùng ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở Đông Âu, cấu trúc này quá lớn, rất khó xác định và quá khiêu khích.
Được thành lập vào năm 1949 để bảo vệ Tây Âu, NATO ban đầu là một thành tựu. NATO nhằm kìm giữ sự phát triển của Liên bang Xô Viết, gìn giữ hòa bình và tăng cường sự hội nhập kinh tế và chính trị của Tây Âu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và các quốc gia khác nhau ở trung tâm và Đông Nam châu Âu đã khuyến khích mở rộng liên minh một cách mạnh mẽ, kết nạp hơn 10 thành viên mới trong các đợt mở rộng liên tiếp. Ngày nay, liên minh này là một khối đồ sộ của 30 quốc gia, bao gồm Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước Baltic và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng kết cấu lỏng lẻo. NATO mở rộng này thường bị dao động giữa tấn công và phòng thủ. Khối này đã tham gia hoạt động quân sự ở Serbia, Afghanistan và Libya. Tuy nhiên, sự cồng kềnh của NATO và sự mập mờ về sứ mệnh có nguy cơ lôi kéo NATO vào một xung đột lớn ở châu Âu.
Để đơn giản hóa mục đích chiến lược và nâng cao năng lực phòng thủ, NATO nên công khai một cách rõ ràng và ngừng bổ sung thêm bất kỳ thành viên nào. Liên minh nên làm rõ rằng giai đoạn mở rộng lâu dài của họ đã kết thúc. Việc chấm dứt chính sách mở cửa khó thực hiện này và đánh giá lại cấu trúc an ninh của Trung và Đông Âu sẽ không phải là một nhượng bộ đối với Putin mà là điều cần thiết để NATO, liên minh thành công nhất trong thế kỷ 20, tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 21.
Lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn
Liên minh NATO ban đầu phục vụ ba chức năng chính. Đầu tiên và quan trọng nhất là phòng thủ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã nhanh chóng di chuyển về phía Tây, nuốt chửng các quốc gia độc lập và cố gắng trở thành một cường quốc lớn của châu Âu. NATO đã không đảo ngược xu hướng phòng thủ mà thay vào đó quản lý nó bằng cách thiết lập một vành đai mà Liên Xô không thể vượt qua. Thứ hai, NATO đã giải quyết vấn đề phổ biến của an ninh Tây Âu và đặc biệt là vấn đề đối kháng xen kẽ của Pháp, Đức và Anh. Việc biến Pháp, Đức và Vương quốc Anh từ những kẻ thù truyền kiếp thành những đồng minh kiên định là một công thức cho hòa bình lâu dài. Cuối cùng, NATO đã đảm bảo sự tham gia của Mỹ vào an ninh châu Âu, chính xác là điều mà sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phương Tây đã không thực hiện được.
Từ năm 1949 đến năm 1989, NATO đã hoàn thành tất cả các chức năng cốt lõi này. Liên Xô chưa bao giờ đưa xe tăng của mình qua Fulda Gap. Thay vào đó, nó tạo ra một phiên bản NATO của Liên Xô, Hiệp ước Warsaw, được thành lập để chống lại sức mạnh của Mỹ ở châu Âu, để kiềm chế Đức và củng cố sự hiện diện quân sự của Liên Xô từ Đông Berlin đến Praha và Budapest. Ở Tây Âu, NATO giữ hòa bình hiệu quả đến mức chức năng này của liên minh gần như bị lãng quên. Chiến tranh giữa Pháp và Đức trở thành điều không thể xảy ra, tiền đề này tạo điều kiện kiện cho việc thành lập Liên minh châu Âu (EU). Bất chấp Chiến tranh Việt Nam, bất chấp vụ bê bối Watergate tại Mỹ và bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970, Mỹ không bao giờ rút khỏi châu Âu. Washington đã đầu tư vào an ninh châu Âu năm 1989 không kém so với năm 1949. Nói cách khác, liên minh NATO đã hoạt động rất hiệu quả.
Nhưng sau đó là một giai đoạn xác định lại đầy kịch tính. Tổng tống Bill Clinton và George W. Bush đã dựa trên chính sách NATO của họ với hai giả định. Đầu tiên đó là sự khẳng định rằng NATO là phương tiện tốt nhất để đảm bảo hòa bình và an ninh châu Âu. Tinh thần hòa giải Pháp – Đức có thể được mở rộng cùng với NATO. Do đó, quan điểm này đã được triển khai thực tế, giảm thiểu nguy cơ một quốc gia châu Âu không liên kết sở hữu vũ khí hạt nhân và trở thành kẻ lừa đảo. Tương tự, sự mở rộng của NATO được oci là hàng rào chống lại Nga. Thủ tướng Đức Helmut Kohl và nhiều nhà lãnh đạo Đông Âu cảm thấy rằng những năm 1990 là bất thường và Moskva sớm hay muộn sẽ trỗi dậy. Khi điều đó xảy ra, một NATO mở rộng có thể là bức tường thành chống lại Nga như liên minh NATO ban đầu được thiết lập để chống lại Liên Xô.
Giả thiết thứ hai đằng sau sự mở rộng của NATO được đưa ra từ những ý tưởng lạc quan về trật tự quốc tế. Có lẽ Nga đang trên con đường tiến tới dân chủ, và một nền dân chủ Nga đương nhiên sẽ thích hợp tác với NATO. Có lẽ Nga không trở thành một nền dân chủ, nhưng nước này sẽ tuân theo một trật tự do Mỹ lãnh đạo. Năm 2003, Văn phòng Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một bài báo có tiêu đề “Tại sao NATO nên mời Nga tham gia”. Điều này là không có, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ giả định rằng mô hình có sức hút của phương Tây sẽ thu hút Nga đến châu Âu vì nó sẽ thu hút một loạt các quốc gia chưa thuộc NATO: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Moldova và Ukraine. NATO và mô hình chính trị phương Tây sẽ song hành cùng nhau. Trong bối cảnh NATO đã hoạt động tốt cho đến thời điểm này, một NATO nhiều thành viên hơn sẽ đồng nghĩa với bình đẳng hơn, hòa bình hơn, hội nhập hơn và trật tự hơn.
Cả hai giả định đằng sau sự mở rộng của NATO hóa ra đều không phù hợp. Một cấu trúc được tạo ra cho Tây Âu giữa thế kỷ sau chẳng có ý nghĩa gì đối với Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh. NATO ban đầu đã được phân định bằng Bức màn sắt, theo địa lý và chính trị. Ngoài NATO, Áo và Phần Lan không phụ thuộc khối này: họ chính thức trung lập nhưng thể hiện rõ ràng lòng trung thành của mình bằng cách lặng lẽ ủng hộ các yêu cầu của an ninh phương Tây. Hơn nữa, nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc ở Tây Âu, nơi có lịch sử hình thành các quốc gia hùng mạnh. Sau năm 1945, không có bất đồng nổi bật nào về biên giới giữa các nước Tây Âu. Không có thế lực bên ngoài nào, không phải Liên Xô, không phải Trung Quốc, muốn thay đổi biên giới của Tây Âu. Vì vậy, NATO, với lợi thế vượt trội, để tồn tại, như nó nên là, một liên minh quân sự phòng thủ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận