menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Đã đến lúc NATO ngừng mở rộng - Phần cuối

Một NATO mở rộng hoạt động hoàn toàn khác ở Đông Âu. Vào năm 2022, không có cái gì tương đương với bức màn sắt và vùng địa lý phía Đông của châu Âu hạn chế sự mở rộng của NATO. Thay vào đó, liên minh nằm rải rác trên khắp Đông Âu một cách vụng về và lộn xộn.

Khu vực Kaliningrad là một hòn đảo nhỏ của Nga nằm trong vùng biển thuộc lãnh thổ NATO, chạy dọc theo đường vòng từ Estonia xuống Biển Đen. NATO của thế kỷ 21 đang chìm trong câu hỏi rối rắm rằng nơi đâu là kết thúc biên giới phía Tây của Nga và bắt đầu là biên giới phía Đông của châu Âu, một câu hỏi mà kể từ thế kỷ 17 đã là nguyên nhân của vô số cuộc chiến tranh, một trong số đó bắt nguồn từ chủ nghĩa đế quốc Nga và một số khác xuất phát từ phương Tây, các cuộc xâm lược. NATO tình cờ vượt qua hàng chục ranh giới trong sân chơi tàn nhẫn của các đế chế, quốc gia và dân tộc ở Đông Âu. Liên minh không phải là nguyên nhân gây ra bất ổn khu vực, nhưng với tư cách là một sự hiện diện phi trung lập và là một đối thủ thù địch của Nga, nó không thể tách rời khỏi sự bất ổn này. Có lẽ nếu tất cả các nước châu Âu (ngoài Nga) đều là thành viên NATO, thì liên minh này có thể là một bức tường thành hiệu quả chống lại Moskva, nhưng điều này còn xa vời.

Những nguy cơ khôn lường của việc mở rộng NATO đã được cộng thêm chính sách mở cửa, điều khiến sườn phía Đông của liên minh trở nên khó giải thích. Tuyên bố của NATO vào năm 2008 rằng Ukraine và Gruzia một ngày nào đó sẽ trở thành thành viên là tuyên bố tham vọng nhất và không thành thật. Tuy nhiên, tiềm năng cho việc di chuyển về phía Đông của biên giới NATO là rất thực tế, vì các cuộc đàm phán gần đây về khả năng gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển đã được chú trọng. Hơn nữa, việc Ukraine muốn gia nhập NATO đã khiến liên minh này rơi vào cuộc xung đột dân tộc chủ nghĩa bùng nổ nhất trong khu vực, ngay cả khi những người ủng hộ quyền tự trị của NATO coi tư cách thành viên của Ukraine hoàn toàn là vấn đề tôn trọng hiến chương của liên minh, vốn bao hàm chính sách mở cửa, hoặc quyền của Ukraine được lựa chọn đồng minh của mình.

Một liên minh phòng thủ không được thiết kế để xử lý mâu thuẫn giữa một quốc gia không phải thành viên đang có nguyện vọng trở thành thành viên với một cường quốc hạt nhân muốn ngăn chặn tư cách thành viên đó. Đó là một cuộc xung đột NATO chỉ có thể thua và một cuộc xung đột thậm chí có thể đe dọa sự tồn tại của liên minh nếu một quốc gia thành viên như Ba Lan hoặc Lithuania bị kéo vào cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Một rủi ro khác đối với một NATO đang mở rộng là trật tự quốc tế xung quanh nó. Thay vì muốn tham gia trật tự do Mỹ lãnh đọa ở châu Âu, Nga tìm cách xây dựng một trật tự quốc tế của riêng mình và kiềm chế sức mạnh của Mỹ. Trớ trêu thay, sự mở rộng của NATO hay cam kết của khối lại hỗ trợ Putin trong nỗ lực này. Nó ủng hộ câu chuyện của Putin về sự phản bội của phương Tây và biện minh cho chủ nghĩa can thiệp của Nga trước công chúng Nga. Ở Nga, NATO bị coi là xa lạ và không thân thiện. Sự mở rộng của NATO là một trụ cột cho tính hợp pháp chính trị trong nước của Putin. Nga cần một nhà lãnh đạo, vì vậy lý lẽ của Putin phù hợp, người có thể nói không với một liên minh được xây dựng để nói không với Moskva.

Trở lại phòng thủ

NATO phải thay đổi hướng đi bằng cách từ chối công khai và rõ ràng việc bổ sung thêm bất kỳ thành viên nào. Khối này nên trở lại với các cam kết của mình với các quốc gia đã tham gia – sự tín nhiệm Mỹ ở châu Âu phụ thuộc vào việc NATO tôn trọng các cam kết đó – nhưng cần phải điều chỉnh các giả định đã tạo nền tảng cho sự mở rộng của NATO trong những năm 1990. Với việc liên minh vốn bị kéo căng tại một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới, cộng thêm cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là một sự điên rồ về mặt chiến lược.

Mỹ cần một chiến lược mới để đối phó với Nga ở Đông Âu, một chiến lược không dựa trước tiên vào NATO. Liên minh để bảo vệ các thành viên của mình và việc đóng cánh cửa đang mở rộng sẽ giúp NATO thực hiện điều đó. Chấm dứt mở rộng chắc chắn sẽ cần một biện pháp ngoại giao khó khăn, mâu thuẫn với những lời hứa thường được lặp đi lặp lại của các quan chức Mỹ và châu Âu, cũng như phá vỡ tiền lệ. Nhưng một liên minh sẽ tự hủy hoại mình nếu hành động chỉ vì lợi ích của mình và bám vào các giả định sai lầm. Yêu cầu sống còn về việc cải cách và việc hoàn chỉnh số thành viên của NATO sẽ cho phép một cách tiếp cận phù hợp với sự phức tạp của khu vực, với một trật tự quốc tế trong đó mô hình phương Tây không thống trị tối cao và với chủ nghĩa xét lại của nước Nga của Putin mà sẽ không sớm biến mất.

Đồng thời, Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác châu Âu nên đề xuất một thể chế mới cho các cuộc thảo luận với Nga, một thể chế sẽ tập trung vào quản lý khủng hoảng, giải quyết khủng hoảng và đối thoại chiến lược. NATO không nên có vai trò trong thể chế này để thông điệp gửi tới Moksva, có lẽ đối với nhà lãnh đạo sau ông Putin, rằng NATO không phải là tất cả cũng như không phải là giới hạn cuối cùng của an ninh châu Âu. Quan trọng nhất, Washington nên tiến hành một cách thận trọng. Tình hình hiện nay là bấp bênh và một chút xíu tiến triển nào cót hể đạt được từ ngoại giao Mỹ-Âu-Nga đều xứng đáng để phấn đấu vì nó. Với một thực trạng ngoại giao như vậy, thành công là rất nhỏ, nhưng không co nó cơ hội sẽ là một sai lầm không thể tha thứ.

Thay vì dựa vào NATO, Washington nên sử dụng biện pháp kinh tế trong các cuộc xung đột sắp tới với Nga. Cùng với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ có thể sử dụng kết hợp các biện pháp trừng phạt, các biện pháp ngăn chặn chuyển giao công nghệ và nỗ lực cô lập Nga khỏi các thị trường châu Âu cũng như châu Mỹ để gây áp lực với Nga liên quan đến vấn đề Ukraine và các lĩnh vực bất đồng khác. Đây không phải là một ý tưởng mới lạ, nhưng nền kinh tế kém hiện đại và yếu kém về tài chính tương đối của Nga khiến nước này trở thành mục tiêu tốt cho các biện pháp như vậy.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự mới với Nga, Mỹ nên thành lập một liên minh đặc biệt với các đồng minh và đối tác để đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra thay vì liên quan trực tiếp đến NATO (trừ khi Nga tấn công một thành viên NATO). Kể từ năm 1991, hồ sơ theo dõi của NATO trên lãnh thổ không thuộc NATO đã được kiểm chứng, bao gồm cả các nhiệm vụ thất bại ở Afghanistan và Libya. Những hành động sai lầm bên ngoài khu vực này chứng tỏ rằng liên minh nên thực hiện chiến lược phòng thủ chứ không phải tấn công.

Đóng lại cánh cửa đang mở cửa NATO sẽ không giải quyết được các vấn đề của Washington với Moskva. Những vấn đề này vượt qua tầm với của liên minh. Nhưng việc chấm dứt sự mở rộng của NATO sẽ là mộ thành động tự vệ cho chính liên minh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại