menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Trung

Đa dạng hóa nhà đầu tư, phát triển thị trường chuẩn mực

Thị trường TPCP Việt Nam đã có một sự phát triển đột phá trong thời gian qua khi quy mô cũng như độ sâu của thị trường đã phát triển rất mạnh và có thể nói là đứng đầu trong các nước Đông Nam Á với quy mô đã lên 25,1% GDP của năm, quy mô giao dịch trong m

Sự phát triển thị trường trái phiếu không chỉ góp phần huy động vốn vào ngân sách nhà nước, mà còn tạo dựng ra một thị trường chuẩn cho thị trường tài chính, mang tính chất tham chiếu cho toàn bộ thị trường tài chính.

Đa dạng hóa nhà đầu tư, phát triển thị trường chuẩn mực
​​Bà Phan Thị Thu Hiền

Bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng.

Thưa bà, thời gian qua Chính phủ đã đưa ra những giải pháp gì để tăng độ hấp dẫn của thị trường đối với các NĐT?

Trước năm 2009, các NHTM đóng vai trò chủ đạo trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên có thực tế là các NHTM thường thu hút những nguồn vốn ngắn hoặc trung hạn khoảng tầm 2-3 năm trở lại, trong khi kinh nghiệm cho thấy để phát triển bền vững thì phải có các NĐT dài hạn. Thế nên trong 5 năm qua, Bộ Tài chính đã tập trung rất nhiều các giải pháp để đa dạng hóa các NĐT dài hạn. Tức là bên cạnh các NHTM còn có sự tham gia của các NĐT dài hạn khác. Ví dụ như các DN bảo hiểm, các quỹ đầu tư trái phiếu hoặc bảo hiểm xã hội - là tổ chức quản lý chương trình hưu trí bắt buộc của Nhà nước… Khi các NĐT này tham gia nó giúp đa dạng hóa các sản phẩm và giúp cho việc đa dạng hóa các NĐT trên thị trường TPCP.

Nếu cách đây 5 năm, quy mô đầu tư của các NHTM vào thị trường TPCP khoảng 80 % thì hiện nay nó đã rút xuống là 45%, thay thế vào đó là các tổ chức phi ngân hàng có nhu cầu đầu tư dài hạn tăng lên 55 %, trong khi trước đây chỉ là 20 %.

Với NĐT cá nhân và NĐT nước ngoài, chúng ta có giải pháp cụ thể nào để thu hút dòng tiền vào thị trường TPCP?

Một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Bộ Tài chính thời gian qua đó là thu hút được NĐT nước ngoài đầu tư vào thị trường TPCP Việt Nam. Tuy nhiên về quy mô này chúng tôi cũng phải thừa nhận vẫn còn rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân như việc chúng ta phải ổn định kinh tế vĩ mô, rồi các chính sách về quản lý ngoại hối cũng phải có cơ chế để giúp cho các NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Thu hút NĐT nước ngoài cũng là một trong những mục tiêu cần tập trung để đa dạng hóa các cơ sở NĐT. Tuy nhiên muốn làm được điều này, chúng ta phải tạo ra môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính, cơ chế ngoại hối cũng như về ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới để đưa TPCP Việt Nam tham gia được vào rổ chỉ số trái phiếu của các tổ chức trên thế giới.

Một trong những mục tiêu và định hướng cho tương lai là phát triển thị trường TPCP gắn với việc cơ cấu lại nợ công. Vậy bà có thể nói rõ hơn về mục tiêu này sẽ được thực hiện như thế nào?

Chúng tôi cho rằng, phát triển thị trường trái phiếu sẽ đạt hai mục tiêu: Thứ nhất là huy động vốn vào ngân sách nhà nước và mục tiêu thứ hai quan trọng không kém đó là tạo dựng ra một thị trường chuẩn cho thị trường tài chính, mang tính chất tham chiếu cho toàn bộ thị trường tài chính.

Với mục tiêu thứ nhất là huy động vốn cho ngân sách chúng ta nhận thấy rằng, trước năm 2014 do yêu cầu việc thực hiện chính sách tài khóa, khi huy động vốn lúc đó thị trường trái phiếu phụ thuộc chủ yếu vào sự tham gia của các NHTM nên Bộ Tài chính cũng chỉ có thể phát hành được các loại trái phiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở lại đây, Vụ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để đa dạng hóa các NĐT và đã thành công trong phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài. Hoạt động này đã giúp cho việc gắn phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ công.

Có hai nội dung liên quan đến tái cơ cấu. Thứ nhất, kéo dài kỳ hạn phát hành ra để giãn thời gian trả nợ để tăng tính bền vững và an toàn của nợ công. Thứ hai, tập trung vào việc huy động nguồn nội lực trong nước cho đầu tư phát triển trong bối cảnh là vốn ODA và vốn ưu đãi giảm xuống. Có nghĩa là có sự cân bằng để tăng huy động vốn trong nước cho việc cân đối NSNN. Nếu như trước đây, vay vốn nước ngoài chiếm khoảng 60% thì hiện nay vay vốn nước ngoài đã giảm xuống dưới 40%.

Xin cảm ơn bà!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại