menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ninh Nguyễn Pro

Đa dạng hóa danh mục: Hiểu thế nào cho đúng?

Đa dạng hóa danh mục đầu tư hiểu nôm na là việc phân chia tiền vốn vào các loại tài sản có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ có thể giống hoặc khác nhau, xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm thiểu mức độ rủi ro ở mức mà NĐT có thể chịu được.

Giống như một đội bóng, việc đa dạng hóa là phát triển hàng phòng thủ chắc chắc, để hạn chế các đợt tấn công đầy rủi ro đến từ đối phương, cụ thể là hạn chế các đợt biến cố của thị trường tài chính.

Tiền vốn của NĐT, tùy theo mục đích, thời gian, và số lượng mà NĐT có thể phân bổ vào các loại tài sản như BĐS, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, ngoại tệ, hợp đồng hàng hóa cơ sở, ….Kênh tiết kiệm thì mình không xếp loại vào là 1 kênh đầu tư.

Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ tập trung giúp NĐT hiểu được tính đúng đắn, hợp lý trong việc phân bổ tiền vốn của mình vào 1 danh mục cổ phiếu sao cho tối ưu và đúng nghĩa là hạn chế rủi ro, đặc biệt là NĐT chủ động, trading cổ phiếu liên tục thì việc hiểu đúng thế nào là đa dạng hóa danh mục sẽ quyết định đến sự thắng bại cực kỳ lớn trong ngắn hạn.

Thứ nhất: Mục đích của đa dạng hóa là để hạn chế, phòng vệ rủi ro.

NĐT ngắn hạn thường có ý nghĩ phải chiến thắng được thị trường một cách tối đa nhất có thể, suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng tới việc thường hay ALL IN vào 1 đến 2 loại cổ phiếu nào đó mà họ cho là đang và sẽ còn tăng giá. Nếu xét về thời điểm, một danh mục có mức sinh lời kỳ vọng 20%, trong thời gian 6 tháng, sẽ không thể bằng một cổ phiếu có mức sinh lời kỳ vọng 30% trong thời gian 3 tháng. Nhưng khi đầu tư, mọi người thường quên cái rủi ro thường trực. Một danh mục đầu tư, rủi ro chấp nhận của cả danh mục thường sẽ là thấp hơn rất nhiều so với khi ALL IN vào 1 mã cổ phiếu, nếu như diễn biến không thuận lợi.

Giả sử, cổ phiếu trong danh mục tỷ trọng là 20%, nếu như nó giảm 30% thì danh mục tổng chỉ giảm có 6% mà thôi. Mục đích cao nhất của đa dạng hóa là để phòng vệ rủi ro đối với loại rủi ro phi hệ thống trong việc phân bổ danh mục cổ phiếu.

Nên NĐT đừng có suy nghĩ kiểu, đánh cả danh mục không bằng chọn mã tốt nhất mà ALL IN, đúng là nó sẽ không bằng trong điều kiện mọi thứ thuận lợi. Nhưng rủi ro khi xảy ra thì với 1 danh mục sẽ giảm thiểu hơn rất nhiều so với chỉ là 1 cp đơn lẻ.

Các trường hợp điển hình nhất mà NĐT biết đó là quỹ PASSION invest, sau 2 năm, mỗi năm all in vào các cổ phiếu như HBC, và MWG, thì thành công họ thu được vô cùng đáng nể. Nhưng năm thứ 3, toàn bộ vốn lại all in vào VPB, kỳ vọng sẽ là 1 năm thành công tiếp theo, và sau năm ấy, tất cả trôi theo mây khói khi VPB rớt giá tới mức nào, hơn nữa Passion còn đánh cả margin rất cao.

Thứ 2: Cách phân bổ không có tính Hợp lý

Tôi thấy nhiều NĐT, cũng phân bổ danh mục đó, nhưng danh mục của họ trông cực kỳ là buồn cười. Vì sao?

- Tập trung phân bổ nhưng là phân bổ toán học: Chọn 5 cổ phiếu, nhưng lại đi chọn 1 ngành duy nhất là ngân hàng. Cả 5 mã đều là bank, thế này thì ai gọi là đa dạng hóa danh mục. Vừa không có tính tối ưu, vừa không giảm thiểu được rủi ro nếu như ngành ngân hàng cùng xấu. Cái này gọi là mua nhiều cp thôi chứ đa dạng đâu mà đa dạng. Lời khuyên cho NĐT vốn vừa phải: Trong 1 ngành, chỉ chọn mua 1 mã được đánh giá là khỏe nhất, có triển vọng cao nhất để đầu tư.

- Phân bổ vào các cổ phiếu vì nó giảm khá sâu và NĐT tự cảm thấy mua sẽ an toàn: NĐT phải hiểu rằng, nếu mình là người đầu tư lướt, thì việc tìm được cổ phiếu dẫn dắt, có sự chú ý của dòng tiền đó mới là điều đúng đắn. Việc thị trường đi lên, mà cổ phiếu cứ đi xuống là chắc chắn nó có vấn đề, hoặc bị dòng tiền lãng quên, nên việc mua những mã giảm trong downtrend để áp dụng cho uptrend thì quả là 1 sai lầm cực kỳ lớn. Uptrend thì cổ phiếu nào tăng trưởng càng mạnh thì càng thu hút được sự chú ý của dòng tiền, càng lúc càng mạnh, càng lên càng tít. Đến khi nào kết thúc chu kỳ ngành hoặc có dấu hiệu tạo đỉnh thì chạy ra chưa muộn. Nên trong thời gian uptrend, rất nhiều danh mục ngụp lặn trong đống cổ phiếu rác, cổ phiếu đã trôi qua thời kỳ huy hoàng của nó mà vẫn giữ niềm tin nó sẽ trở lại. Thật tai hại, đầu tư ngắn hạn lại biến mình thành người “kẹp dài hạn”. Có 1 điều đúng trong câu : Cờ bạc đãi tay mới, mình thấy đúng trong thị trường chứng khoán này. Một NĐT mới tham gia, đa phần họ cứ thấy mã nào đang tăng mạnh thì mua vào, mà chả cần hỏi ý kiến tư vấn của ai. Vì giá đang phản ánh vào triển vọng của cổ phiếu đó, nên vì thế, tính chất ngắn hạn phát huy được mức độ cao nhất.

Vậy với 1 NĐT không chuyên thì như nào mới là đa dạng hóa đầu tư hợp lý?

Tôi xin chia sẻ 1 số lưu ý để có thể giúp NĐT tự lựa chọn được danh mục tốt, phù hợp với mục tiêu đầu tư ngắn và trung hạn:

- Chọn ngành được đánh giá tiềm năng nhất trong thời gian đó: Ngành có tính chu kỳ, ngành đang được phục hồi hoặc tăng trưởng nhanh nhất, ngành đang có sự thu hút làm tâm điểm kỳ vọng cho thời gian tới đang được hỗ trợ chính sách từ chính phủ, ngành có thể là xu hướng trong tương lai, hứa hẹn sự tăng trưởng cao đột phá: Từ ngành như vậy, chọn ra 1 đến 2 mã theo đánh giá khỏe nhất ( kinh nghiệm là chọn các cổ phiếu đầu ngành, có lượng cổ phiếu trôi nổi cực kỳ thấp, càng thấp càng tốt ).

- Chọn ngành tiềm năng thứ 2, có sự hỗ trợ gián tiếp đến ngành thứ nhất thì càng ổn: Ví dụ ngành sản xuất vật liệu, phụ trợ cho ngành xây dựng. Ngành bán lẻ có sự phụ trợ từ tín dụng ngân hàng, ngành điện nước, phụ trợ cho ngành hạ tầng công nghiệp,…. Những ngành tiềm năng thứ 2 này, xếp vào lựa chọn ưu tiên thứ 2 của danh mục

- Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu: Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dung thiết yếu, nếu như có cơ cấu tài chính lành mạnh, cộng thêm sự độc quyền thì quả là bá đạo. Khi thời hoàng kim của nó thì phất hơn diều gặp gió.

- Ngành phòng thủ: Những cổ phiếu của doanh nghiệp nhóm này là những cổ phiếu phòng thủ cực kỳ chắn chắn khi thị trường có biến cố bất ngờ. Đặc trưng của nhóm này là ngành nghề kinh doanh đang vào chu kỳ ổn định, không suy thoái cũng không tăng trưởng, doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt lớn, trả cổ tức tiền rất cao. Rất thích hợp cho vào danh mục khi thị trường tăng trưởng nóng, rình rập nhiều rủi ro.

Danh mục cổ phiếu tối ưu như 1 đội bóng có đội hình mạnh, khi vào tấn công thì tất cả các cổ phiếu đều có khả năng tấn công, khi bị phản công thì nhóm phòng vệ sẽ tỏ ra hữu dụng, chính vì thế việc đa dạng mới được coi là đa dạng hóa đúng nghĩa.

Như trong tuần trước, khi FPT, MWG bắt đầu tăng cao. Danh mục ban đầu toàn các cổ phiếu tối ưu hút tiền nhất lúc đó, là hàng công cực kỳ mạnh mẽ, thì nên đôn thêm vào những mã phòng thủ như VNM, STB chẳng hạn.

Công việc chia tiền vào các giỏ khác nhau rất phức tạp, nếu như quỹ đầu tư họ dựa vào các mô hình định lượng cực kỳ phức tạp, mô hình đối xung rủi ro, phòng vệ cơ bản thì công thức còn tăng mức độ phức tạp lên rất nhiều. Nên điều này sẽ là bất khả thi với NĐT cá nhân, vì thế, chia tỷ lệ mức chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được sẽ do NĐT tự mình tính toán, và không hề khó chút nào. Việc chia tiền cho mã này bao nhiêu %, mã kia bao nhiêu % cũng không còn quá rắc rối nữa. Và mình thấy cũng sẽ không có công thức nào tuyệt đối cả. NĐT mới thì cứ nên chia đều có lẽ sẽ tốt hơn, vừa tập làm quen, vừa giảm thiểu rủi ro, chứ chăm chăm kiếm lời mất vốn rồi sẽ chẳng còn cơ hội làm lại.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, 24H Money không chị trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Mọi thắc mắc xin liên hệ: Mr Tùng LG - Quản lý Tài sản và Tư vấn Đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect. Mobile: 0979198132. Hoặc liên hệ qua Facebook Tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ninh Nguyễn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

7 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại