menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Dương Quang

Cước vận tải container từ châu Á tới Mỹ, châu Âu lại tăng vọt

Giá cước vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ và châu Âu đang tăng nhanh chưa từng thấy trong bối cảnh các chủ hàng chấp nhận giá cước cao hơn để được đặt chỗ với các hãng tàu.

Tính đến ngày 01/07, cước vận chuyển container 40 feet tăng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng đến 53.3% kể từ tuần đầu tiên của tháng 5/2021, theo chỉ số của công ty Anh Drewry Shipping Consultants.

Cước vận tải container từ châu Á tới Mỹ, châu Âu lại tăng vọt
Cước vận tải container từ châu Á tới Mỹ, châu Âu lại tăng vọt

Cước vận chuyển container 40 feet từ Trung Quốc đến các cảng lớn ở châu Âu và Bờ Tây của Mỹ đã tiến sát mốc 12,000 USD, theo Drewry Shipping Consultants. Một số công ty cho biết họ bị tính phí 20,000 USD cho các thỏa thuận vào phút chót để đưa hàng lên tàu.

“Thương mại toàn cầu giờ giống với nhà hàng đắt khách nhất trong thành phố”, Brian Bourke, Giám đốc vè tăng trưởng tại Công ty Seko Logistics, chia sẻ. “Nếu bạn muốn đặt chỗ, bạn cần phải lên kế hoạch trước 2 tháng. Các bên đang cố gắng tranh giành mọi suất đặt chỗ nào mà họ có thể, nhưng chẳng còn chỗ nào cả”.

Các chuyên gia vận tải biển nói rằng đà tăng của giá cước vận tải biển xuất phát từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là yếu tố dẫn đến sự trì hoãn hoạt động ở các cảng và mạng lưới phân phối nội địa khi các công ty bán lẻ và nhà sản xuất ở phương Tây gấp rút bổ sung lượng hàng tồn đã cạn kiệt trong thời kỳ dịch bệnh.

Đà tăng của giá cước vận tải biển được đ kể từ mùa hè năm ngoái do nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước phương Tây tăng mạnh nhờ chính phủ của họ nới lỏng lệnh phong tỏa.

Cước vận tải biển tăng ngày càng mạnh ngay khi các sự kiện như tàu container Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez, tình trạng tắc ngẽn ở các cảng tại Nam California (Mỹ) và cảng Diêm Điền (Trung Quốc) buộc các con tàu phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, nhiều tuần. Tình trạng này khiến đến nguồn cung container thiếu hụt nghiêm trọng.

Công ty nghiên cứu vận tải biển Sea-Intelligence ApS cho biết, có đến 695 tàu container cập cảng ở Bờ Tây nước Mỹ chậm hơn 1 tuần so với bình thường trong 5 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, trong giai đoạn 2012-2020, chỉ có tổng cộng 1,535 trường hợp như thế.

“Thời gian chờ hiện đang bị kéo dài”, Philip Damas, Giám đốc Tư vấn chuỗi cung ứng ở Drewry Shipping Consultants, cho biết. “Container phải lên đênh trên biển trong thời gian dài hơn. Container ở các cảng cũng chờ nhận hàng lâu hơn. Công suất của ngành vận tải container ngày càng tệ đi. Sự gián đoạn nào cũng gây hiệu ứng lan truyền. Đây là một vòng lẩn quẩn”.

Ông nói rằng mức báo giá cước của nhiều chuyến vận chuyển container đang cao hơn các chỉ số theo dõi cước vận chuyển container của Drewry, chỉ số Shanghai Containerized Freight Index, chỉ số Freightos Baltic Index. Điều này là do giá cước đặt chỗ mà các chỉ số này ghi nhận chỉ được cung cấp trong vòng một tuần trước khi tàu khởi hành. Trong bối cảnh các chủ hàng gấp rút tìm cách vận chuyển hàng, một số hãng tàu cũng ra giá cước cao hơn ngay khi tàu đang ở ga và khách hàng gây áp lực.

“Giờ thì mọi thứ đã quá tải”, ông nói. “Chủ hàng đang tuyệt vọng đặt chỗ cho ngày mai. Đây là một cuộc chiến tranh giành chỗ và cuộc chiến này ngày càng tăng tốc”.

Các chuyên gia chuỗi cung ứng cho biết giá cước cao ngất ngưỡng khiến nhiều chủ hàng, nhất là những người cần vận chuyển các mặt hàng có giá trị thấp, phải đối mặt với sự lựa chọn: Họ phải trả giá cước cao hơn và sau đó chuyển chi phí tăng thêm này cho khách hàng của họ hoặc rút khỏi các thị trường nước ngoài.

Tháng trước, Zhu Guojin, tư vấn viên tại công ty logistics Jizhi Supply Chain Service Yiwu, cho biết phần lớn khách hàng của công ty, bao gồm các cửa hàng của Amazon và một số nhà nhập khẩu của Mỹ, quá tuyệt vọng đang rất cần những hàng hóa đã đặt mua.

“Năm ngoái, nhiều khách hàng đã trì hoãn vận chuyển hàng với hy vọng chi phí sẽ giảm xuống. Nhưng bây giờ, họ không còn làm thế nữa. Hầu hết dường như không quan tâm đến giá cả nữa”.

Ông Damas cho biết ông kỳ vọng tình trạng căng thẳng của hoạt động vận tải container vẫn tiếp tục cho tới Tết Nguyên đán vào đầu năm 2022 – vốn là giai đoạn các nhà máy Trung Quốc thường đóng cửa.

“Vẫn chưa thấy dấu hiệu chấm dứt”, ông nói. “Sẽ không có chuyện tình hình sẽ cải thiện trong mùa cao điểm. Tình trạng hàng tồn đọng và trì hoãn chỉ ngày càng tệ mà thôi”.

Ông Bourke chia sẻ Công ty của ông đã lên kế hoạch cho tình huống vận tải biển tiếp tục căng thẳng cho đến cuối năm nay. “Đây là mùa cao điểm và chúng tôi đang chuẩn bị cho mùa cao điểm kéo dài cho tới đầu năm sau”, ông nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại