24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trung Nguyên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Cuộc nổi dậy" của Nga chống lại thế bá chủ của USD

Việc Nga tấn công Ukraine buộc Mỹ và châu Âu phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập và loại bỏ Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng đáp lại các hành động đó, Nga cũng có một số “vũ khí tài chính” để đấu lại.

Bức tranh về một “cuộc chiến kinh tế” toàn diện giữa Nga và Phương Tây sẽ có những thực nghiệm đầu tiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các “quốc gia không thân thiện” phải thanh toán khí đốt bằng đồng ruble, thay vì đồng USD hoặc Euro.

Đây là một lời “tuyên chiến” cực kỳ có trọng lượng. Các nước châu Âu nhập khẩu 40% khí đốt tự nhiên từ Nga với giá 800 triệu USD/ngày. Đó sẽ là một động thái chưa từng có - mà Liên minh châu Âu (EU) đã phản ứng một cách thách thức, mặc dù sự thách thức đó cuối cùng có thể được kiềm chế bởi lợi ích của chính họ.

Động thái mới nhất của Nga thực ra cũng chỉ là một phần của cuộc chiến trường kỳ dài hơn mà nước này đang tiến hành chống lại đồng USD, đơn vị tiền tệ vẫn được sử dụng trong hầu hết các giao dịch mua bán dầu khí.

Kể từ sau khi Nga dính các biện pháp trừng phạt của Phương Tây khi sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, hệ thống tài chính của nước này đã lộ ra một điểm yếu quan trọng, đó là sự quá phụ thuộc vào quyền bá chủ của phương Tây trong hệ thống tài chính. Kể từ đó, Nga đã thực hiện các bước nhằm hạn chế sử dụng đồng USD trong giao dịch. Theo một ước tính, tỷ trọng xuất khẩu của Nga tính bằng USD đã giảm từ 80% hồi năm 2014 xuống còn khoảng một nửa hiện nay.

Ngoài ra, cũng trong 8 năm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm một nửa dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD, chuyển sang đồng Euro, Nhân dân tệ (NDT) và các loại tiền tệ khác. Đến năm 2019, Nga nắm giữ 1/4 tổng dự trữ NDT của thế giới.

Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực đó, chiến lược “truất ngôi” đồng USD có thể sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, và dĩ nhiên là càng không phải là việc một quốc gia đơn lẻ có thể làm được. Asia Times đánh giá cuộc chiến lâu dài của Nga chống lại đồng USD giống như một cuộc nổi dậy hơn là một cuộc chiến.

Tuy nhiên, dù thế nào thì nỗ lực của Nga cũng đã nhận được sự ủng hộ của một tay chơi quan trọng là Trung Quốc. Tương tự Moskva, trong nhiều năm, Trung Quốc đều tìm cách “cai” đồng USD, một nỗ lực được gọi là phi USD hóa. Năm 2019, hai nước đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng này khi nhất trí thanh toán tất cả các giao dịch thương mại giữa họ bằng các đồng tiền tương ứng (NDT và Ruble).

Những thiệt hại nhanh chóng mà các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra cho nền kinh tế Nga có thể khiến Bắc Kinh tự hỏi liệu họ có thể chịu được các lệnh trừng phạt tương tự hay không - ví dụ, nếu họ tìm cách chiếm Đài Loan bằng vũ lực - và liệu họ có cần phải hành động nhanh hơn không.

Để đồng NDT có thể qua mặt đồng USD sẽ đòi hỏi một sự thay đổi tương tự, và Trung Quốc khó có thể thoát khỏi hậu quả. Bắc Kinh cũng có một nhận thức rất khác về cách họ có thể soán ngôi siêu cường, một siêu cường không xâm lược các quốc gia khác. Mặc dù Bắc Kinh có thể mong muốn tiến tới một thế giới hậu USD, Bắc Kinh vẫn - ở một mức độ lớn hơn nhiều so với Nga - bị ràng buộc vào hệ thống thương mại toàn cầu do phương Tây thiết lập.

Tổng kết lại, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi trong một đêm từ một loại tiền tệ toàn cầu này sang một loại tiền tệ toàn cầu khác là điều khó xảy ra. Khả thi hơn là việc chuyển đổi dần dần sang một hệ thống tài chính đa cực - một hệ thống trong đó các loại tiền tệ khác như đồng euro và nhân dân tệ cũng như vàng hoặc một loại tiền kỹ thuật số mới được nhà nước hậu thuẫn đóng một vai trò nào đó. Nhưng khả năng này cũng có nghĩa là những quốc gia dự trữ ngoại tệ bằng (những) đồng tiền mạnh của thế giới hiện nay cần phải thận trọng. Đối với Washington, các biện pháp trừng phạt rộng rãi chống Nga trên thực tế có thể giúp tăng thêm sức nặng cho đồng Euro, điều mà châu Âu sẽ hoan nghênh. Mỹ phải cân bằng giữa việc trừng phạt Nga với việc không tạo ra động cơ thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các đồng tiền của đối thủ.

Nga có thể không thể chia rẽ liên minh xuyên Đại Tây Dương bằng cách sử dụng đồng Ruble làm vũ khí. Tuy nhiên, lời hứa về một vai trò lớn hơn của đồng Euro trong giao dịch thương mại quốc tế có thể cám dỗ các quốc gia châu Âu, nơi các mối đe dọa đã thất bại.

Theo Asia Times

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả