Cuộc khủng hoảng ở Credit Suisse đã được giải quyết triệt để
Cuộc họp chính sách từ thứ Ba đến thứ Tư tuần tới của Fed được cho là sẽ cố gắng cân bằng các vấn đề của ngành ngân hàng với việc chống lại lạm phát.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay đã làm đảo lộn các kỳ vọng diều hâu về việc tăng lãi suất 0.5% vào ngày 22 tháng 3. Bởi nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ngân hàng là do các đợt tăng lãi suất nhanh chóng của Fed trong năm qua.
Hiện tại, các công cụ theo dõi đang cho thấy thấy 62% cơ hội tăng lãi suất 0.25 % khi kết thúc cuộc họp của Fed vào thứ Tư. Các nhà đầu tư đang đặt cược vào việc tạm dừng việc tăng lãi suất vào tháng 5, sau đó sẽ là nhiều đợt cắt giảm lãi suất. Nhưng các tỷ lệ đặt cược vẫn đang thay đổi liên tục. Giám đốc Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác có thể chưa biết họ dự định làm gì.
Các nhà hoạch định chính sách không muốn lỏng tay trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng rõ ràng là họ không muốn gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn. Cục Dự trữ Liên bang đóng vai trò chính trong điều chỉnh tài chính và mọi chính sách gây khủng hoảng.
Ngay cả khi tình hình căng thẳng tài chính nhanh chóng giảm bớt khi FED bắt đầu giảm lãi suất, thì các ngân hàng (sau khi nhận được bài học lớn) có thể sẽ hạn chế cho vay, tạo ra các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn. Điều này cũng sẽ tiếp tục làm nền kinh tế chậm lại, dẫn đến giá hàng hóa tiếp tục sụt giảm, nhờ đó tiếp tục giảm bớt áp lực lạm phát.
Triển vọng tăng lãi suất sẽ rất quan trọng đối với sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Cục Dự trữ Liên bang sẽ cập nhật các dự báo tăng lãi suất và kinh tế vào thứ Tư. Các thị trường sẽ chú ý đến những bình luận của Chủ tịch Fed Powell về cách các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận tình hình hiện tại.
Hành động của FED cũng sẽ ảnh hưởng đến cách chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước VN (SBV). Tuần trước, SBV đã đi trước đón đầu chính sách của FED bằng cách hạ một loạt lãi suất điều hành. Nếu như FED hành động bồ câu vào Thứ Tư tuần tới, rất có thể SBV sẽ đưa ra thêm một số chính sách điều hành theo hướng nới lỏng.
Ngân hàng đối thủ UBS ( UBS ) sẽ mua gã khổng lồ Thụy Sĩ Credit Suisse ( CS ) với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,24 tỷ USD). Credit Suisse đóng cửa vào thứ Sáu với mức vốn hóa thị trường là 8 tỷ đô la. Khoảng 17 tỷ đô la trái phiếu Credit Suisse sẽ bị xóa sổ, động thái này có thể ảnh hưởng đến các trái phiếu chuyển đổi ngẫu nhiên khác.
UBS có kế hoạch thu hẹp chi nhánh ngân hàng đầu tư của Credit Suisse. Họ đang nhìn vào khả năng cắt giảm 8 tỷ đô la chi phí vào năm 2027, chủ yếu thông qua cắt giảm nhân viên.
UBS sẽ nhận được bảo lãnh của chính phủ đối với khoản lỗ lên tới 9 tỷ CHF (9,7 tỷ USD) của Credit Suisse.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết UBS và CS có “quyền truy cập không hạn chế” vào các cơ sở vật chất hiện có của họ. Các ngân hàng cũng có thể nhận khoản vay hỗ trợ thanh khoản lên tới 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD).
Tổng thống Thụy Sĩ cho biết dòng tiền bị rút ra vào thứ Sáu bất chấp khoản vay thanh khoản trị giá 54 tỷ đô la từ SNB vào thứ Năm cho thấy rõ ràng rằng việc ổn định Credit Suisse là cần thiết. Bộ trưởng tài chính cho biết việc Credit Suisse vỡ nợ sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ “hoan nghênh” thỏa thuận với Credit Suisse, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống tài chính “kiên cường” của Mỹ.
Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Credit Suisse đã được giải quyết triệt để.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận