menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Macro Radio Pro

Cuộc khủng hoảng kinh tế thầm lặng (The Silent Depression)

Theo như định nghĩa SGK của kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế (economic recession) được đánh dấu bằng sự tăng trưởng âm của GDP trong vòng hai quý liên tiếp. Ngoài GDP, suy thoái còn được thể hiện qua sự giảm sút về các hoạt động kinh tế như sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, và việc làm. Suy thoái có thể bắt đầu với nhiều lý do khác nhau.

Tuy vậy, trong một cuộc suy thoái, các doanh nghiệp khi thấy trước được nhu cầu về sản phầm và dịch vụ giảm, sẽ cắt các hoạt động đầu tư và sản xuất, tệ hơn nữa là cắt đầu người. Người tiêu dùng cùng lúc sẽ cắt giảm chi tiêu do lo sợ về mất việc làm. Đây là hai yếu tố chính như đổ thêm dầu vào lửa cho một chu kì suy thoái trở nên tệ hơn.

Có rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là ở thị trường TPCP, đang dự đoán về một cuộc suy thoái trong năm 2023. Tuy vậy thì giả thuyết có xảy ra suy thoái hay không cũng chỉ dừng ở việc phóng đoán, cho nên hãy bỏ câu chuyện về suy thoái trước mắt qua một bên. Bạn nghĩ sao nếu như có một dữ liệu chỉ ra rằng nước Mỹ, và nhiều nước khác, đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế (economic depression), thậm chí là đã ở trong một cuộc khủng khoảng kinh tế suốt 15 năm nay, một cuộc khủng hoảng thầm lặng (silent depression). Hãy cùng mình tham khảo dữ liệu này ở bài viết hôm nay.

Vậy thì khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng về các hoạt động kinh tế trong một thời gian dài. Trước khi nói về cuộc khủng hoảng thầm lặng, hãy nhìn lại về cuộc khủng hoảng kinh tế chính thức gần đây nhất – cuộc đại khủng hoảng (the Great Depression) từ năm 1929 tới 1940. Cuộc đại khủng hoảng ở Mỹ bắt đầu chính thức vào tháng 8/1929, đánh dấu sự kết thúc của những năm 20 gầm vang (the roaring twenties). Thời gian cuộc khủng hoảng tệ nhất là từ năm 1929 tới 1933, có thể kể đến một vài sự kiện đáng chú ý như vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929, hàng loạt những vụ ‘chạy ngân hàng’ (bank run) ở năm 1930 và 1931, hay là một chuỗi những vụ khủng hoảng tài chính ở Mỹ và quốc tế từ năm 1931 tới 1933. Cuộc đại khủng hoảng chạm đáy vào tháng 3/1933 và bắt đầu những năm tháng trì trệ từ suốt năm 1933 tới 1940. Vào năm 1929, thu nhập cả nước là $81 tỷ. Con số này giảm hơn một nửa còn khoảng $38 tỷ chỉ 4 năm sau đó. Tới năm 1938, thu nhập cả nước chỉ lên được ở mức là $68 tỷ, vẫn thấp hơn gần $15 tỷ so với năm 1929. Nếu nhìn vào GDP của Mỹ từ những năm 1900 – 1950 (chart ở comment), có thể thấy rằng GDP đã chạm đáy vào năm 1933, giảm 15% từ đỉnh năm 1929. Nền kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian từ 1933 tới 1940 có tăng trưởng, nhưng chậm hơn nhiều so với quỹ đạo của 30 năm trước đó (1900 – 1929). Tới khoảng năm 1940 thì nền kinh tế Mỹ đã dần bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng của những năm 20. Hơn nữa, đây là thời gian diễn ra Thế Chiến 2, vì thế, nhu cầu về vũ khi, đạn dược, và các vật liệu chiến tranh khác đã dẫn tới một đợt bùng nổ về sản xuất và việc làm, đưa nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng sau 10 năm.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thầm lặng (The Silent Depression)

Nếu bạn đang nhìn vào chart về GDP thực của Mỹ từ năm 1947 tới nay, thì có thể bạn cũng đoán được tại sao mình lại nói rằng nước Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu đi chệch quỹ đạo của 60 năm trước đó, từ 1947 đến 2007. Cụ thể là GDP thực của Mỹ chỉ đạt ~$19,000 tỷ ở Q4/2019, trong khi nếu mà tăng trưởng theo đúng khả năng, Mỹ có thể đạt được ~$25,000 tỷ, tức là hơn gần $6,000 tỷ, và bằng khoảng 30% nền kinh tế Mỹ. Khoảng cách này càng nới rộng hơn vào cuối năm 2022, lên tới $7,000 tỷ. Đây là một con số cực lớn nếu như bạn thực sự nghĩ về nó. Top 3 GDP của thế giới năm 2022, đứng đầu là Mỹ với ~$20,000 tỷ, sau là Trung Quốc với ~$16,000 tỷ, và cuối cùng là Nhật Bản với ~$5,000 tỷ. Mỹ không phải nước duy nhất ở trong hoàn cảnh này, các quốc gia lớn như Trung Quốc, Anh, hay toàn bộ khu vực Châu Âu đều chịu chung số phận. Nền kinh tế toàn cầu đã đi lệch quỹ đạo kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tuy vậy thì hầu như có rất ít người nhận ra hay nói về điều này. Một cuộc khủng hoảng kinh tế thầm lặng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thầm lặng (The Silent Depression)

Khi được hỏi về nguyên nhân cuộc đại suy thoái năm 2008, câu trả lời mặc định của mọi người là do bong bóng bất động sản ở Mỹ vỡ từ khủng hoảng tín dụng nhà thứ cấp (subprime mortgages). Câu trả lời này đúng, nhưng đối với mình là chưa đủ. Tại sao bong bóng bất động sản ở Mỹ vỡ lại gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế đến vậy? Tại sao lại là đại suy thoái chứ không chỉ là một cuộc suy thoái bình thường như khi bong bóng dotcom vỡ năm 2000? Tại sao hầu như toàn bộ nền kinh tế trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề sau 2008? Đặc biệt là khi mà chủ tịch của Fed lúc đó, ông Ben Bernanke đã nói trước Quốc Hội vào tháng 3/2007 rằng tín dụng nhà thứ cấp đã được ngăn chặn (subprime is contained). Ben Bernanke, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2022 vì có công nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng tài chính, đã thất bại trong việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tệ nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1930-1940…

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không chỉ đơn thuần là do bong bóng bất động sản, nó còn là một hồi chuông cảnh tỉnh cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng offshore, về việc sử dụng đòn bẩy tài chính (leverage), tín dụng (credit), về cách mà dòng tiền được tạo ra và luân chuyển qua toàn bộ hệ thống tài chính. Bong bóng bất động sản vỡ chỉ là giọt nước tràn ly, thúc đẩy nhanh quá trình tháo gỡ đòn bẩy tài chính (deleveraging), dẫn tới hàng loạt những vụ phá sản của các ngân hàng trên thế giới. Đặc biệt phải kể đến Lehman Brothers và Bear Stearns, hai ngân hàng đầu tư lâu đời bậc nhất ở phố Wall, người phá sản, người thì được giải cứu bởi JP Morgan & Chase và chính phủ Mỹ. Sau sự việc trên thì các ngân hàng đã trở nên đặc biệt cẩn trọng với rủi ro, cộng thêm việc có rất nhiều điều luật sau 2008 để kiểm soát đòn bẩy của ngân hàng như là Dodd-Frank, Basel III, v.v. Chi phí sử dụng đòn bẩy và mở tín dụng giờ đây rất cao, cộng với việc rủi ro cũng cao hơn, khiến toàn thế giới đói tín dụng để tăng trưởng, mặc cho những nỗ lực của Central Bankers với các ZIRP, QE, TALF, Swapline, v.v. một nồi lẩu thập cẩm thí nghiệm mà họ gọi là chính sách tiền tệ (monetary policy). Nói tóm lại, thế giới trước và sau 2008 là hai thế giới hoàn toàn khác nhau, một nơi là có đủ (thậm chí là thừa > nợ xấu) tín dụng để tăng trưởng, một nơi là thiếu hụt trầm trọng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Macro Radio Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại