Cuộc gặp Mỹ-Trung ở Alaska: Ai thắng?
Mỹ-Trung nhìn nhận mình giành lợi thế sau cuộc gặp ở Alaska trong khi chuyên gia nói cuộc đối thoại không phải là khởi đầu tốt cho quan hệ hai nước dưới thời Biden.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh Washington đã hoàn thành những gì phải làm trong cuộc đối thoại.
Khác với sự cởi mở của phái đoàn Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vượng Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì rời khách sạn mà không trả lời báo giới.
Trong cuộc phỏng vấn với sau đó với Tân Hoa Xã, ông Dương khẳng định cho biết vẫn còn một số khác biệt quan trọng giữa hai bên. Về phần mình, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với đài truyền hình CGTN rằng Bắc Kinh đã chuyển tải tới Washington thông điệp không được đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Thông báo lạc lõng giữa Bắc Kinh và Washington sau cuộc gặp cho thấy nhìn nhận khác biệt của mỗi bên sau lần chạm mặt tốn nhiều giấy mực của báo giới cuối tuần trước.
Cả hai dường như đều cho rằng mình chiếm ưu thế, gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới bên kia. Không ai nhận mình là bên thua cuộc trong cuộc gặp mà các chuyên gia cho rằng chẳng bên nào giành được lợi thế.
"Khiêm tốn làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ"
Đó là bình luận của tờ Bloomberg sau khi báo giới đồng loạt đem đến cho Trung Quốc một sự chiến thắng trước ngôn từ và cách hành xử của ông Dương Khiết Trì trong suốt cuộc họp.
Những gì người ta nhớ nhất sau cuộc gặp được kỳ vọng "phá băng" này là màn "bắn" tiếng Trung chỉ trích Mỹ hơn 15 phút của ông Dương Khiết Trì.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, phái đoàn nước này tới Alaska với nhiệm vụ cốt lõi là khiến Mỹ hiểu rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ các lợi ích cốt lõi của mình. Bản thân chính quyền Biden có thể hiểu Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp trước các yêu cầu của Mỹ, nhưng họ không nắm rõ mức độ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ các lợi ích đó.
Lời chỉ trích của ông Dương lẽ ra có thể kéo câu chuyện đi theo một hướng khác nếu phía Mỹ bị cuốn theo đà của Trung Quốc và đưa ra các phản bác gay gắt đáp trả. Một nhà ngoại giao Mỹ quá tự tin trong tình huống này có thể chỉ trích ngược Trung Quốc - quốc gia đang chịu nhiều cáo buộc từ phương Tây về vấn đề nhân quyền.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan. (Ảnh: AP)
Nhưng Blinken không như vậy. Ông điềm tĩnh đưa ra câu trả lời, tránh xoáy thêm vào vấn đề mà đưa ra một cách nhìn khác.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, trong suốt lịch sử, Mỹ không hề phớt lờ hay vờ như bỏ qua các thách thức mà nước này đối mặt không tồn tại.
Đánh dấu sự trỗi dậy sau 120 năm
Trong bài xã luận về sự kiện, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ghép bức ảnh về cuộc họp với sự kiện nhà Thanh ký kết hiệp ước với liên minh tám quốc gia vào năm 1901.
Bị buộc phải trả các khoản bồi thường lớn theo hiệp ước, nhà Thanh dấn thân vào con đường dẫn tới sự sụp đổ của triều đại này. Việc ký kết hiệp ước cách đây 120 năm được xem như một trong những chương xấu xí trong lịch sử Trung Quốc.
Giớ đây, Trung Quốc - nơi từng bị các cường quốc phương Tây xâu xé hơn một thế kỷ trước chứng minh họ đã trở lại.
Chuyến đi hơn 6.000 km tới đất Mỹ của hai nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc chứng tỏ điều đó và nó đặc biệt thích hợp vào thời điểm Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản.
Tới Alaska, Trung Quốc mang theo tâm thế họ không hề lép vế hay ở vị trí chiếu dưới. Với một Trung Quốc không chịu nhún nhường trước cách tiếp cận mới của Biden, cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới bước sang giai đoạn mới.
Ông Russel cho rằng mô hình hợp tác có chọn lọc giữa hai quốc gia - vốn khả thi trong quá khứ giờ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Những ngày qua, hình ảnh ông Dương Khiết Trì chỉ trích Mỹ được truyền thông Trung Quốc phát đi phát lại nhiều lần.
Theo Nikkei, với tuyên bố trên, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc muốn nhắc Mỹ nhớ rằng Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được hàng loạt thành tựu, trong đó có việc đối phó thành công trước đại dịch. Trong khi đó, Mỹ - quốc gia thường nhấn mạnh dân chủ là nền tảng cốt lõi lại thất bại trong việc kiềm chế dịch.
Tuyên bố đầy tự tin của ông Dương cũng được được xem là minh chứng cho thấy quan hệ Mỹ-Trung đã có những thay đổi cơ bản. Đây vốn là điều mà Bắc Kinh chờ đợi suốt 120 năm qua.
Tương lai mịt mờ
Sau cuộc gặp, không có tuyên bố chung hay bay bất cứ thỏa thuận lớn nào được ký kết. Vấn đề rất được quan tâm là tương lai của thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Washington và Bắc Kinh đạt được đầu năm 2020 cũng không được đề cập tới.
Cuộc gặp được kỳ vọng phá băng quan hệ hai nước kết thúc không suôn sẻ như kỳ vọng. (Ảnh: AP)
Điều này cho thấy cả hai bên không thể đạt được mục tiêu vốn đã thấp mà họ đặt ra trước cuộc đàm phán. Kết quả của cuộc họp cũng chỉ ra rằng không chính phủ nào cảm thấy cấp bách phải hợp tác với bên kia
Trước cuộc gặp, truyền thông quốc tế loan tin, Bắc Kinh đang thu xếp một cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Biden nếu cuộc gặp tại Mỹ diễn ra suôn sẻ.
Nhưng các diễn biến vừa qua tại Alaska, với việc hai bên không đưa ra bất cứ chương trình nghị sự nào cho quan hệ hợp tác trong tương lai, cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp mặt là rất mong manh.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng cuộc khẩu chiến giữa quan chức Mỹ-Trung về hàng loạt vấn đề có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ không thúc đẩy thêm các cuộc gặp ở cấp cao hơn nữa.
Nhiều chuyên gia tỏ ra thất vọng về cuộc gặp này khi cho rằng nó không phải là một khởi đầu tốt cho quan hệ hai nước dưới thời Biden.
David E. Sanger, một quan chức Nhà Trắng và phụ trách các vấn đề về an ninh quốc gia nhận định dù cuộc gặp ở Alaska không đạt được bất cứ bước đột phá nào, đây là cơ hội để hai bên quay trở lại thế giới thực trong cuộc chơi giữa các nước lớn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận