Cuộc gặp cấp cao mới nhất tại Alaska phát đi những hàm ý gì về quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc?
Đại diện của hai bên cho đến hiện tại vẫn không hề hài lòng với những thỏa thuận họ đã có được và vẫn coi bên kia như đối thủ kinh tế.
Triển vọng quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn bị “thách thức” khi mà các cuộc đối thoại ngoại giao cấp cao mới đây cho thấy rằng nhóm làm việc của ông Joe Biden dường như không hề có ý định loại bỏ hoàn toàn quan điểm cứng rắn của chính quyền Trump trước đây khi đối đầu trực diện với Trung Quốc, theo tin từ CNBC.
Dù rằng vào đầu năm ngoái, Washington và Bắc Kinh đã tạm có được thỏa thuận “ngừng bắn”, tức là ngừng đưa ra các chính sách trả đũa thương mại, đại diện của hai bên cho đến hiện tại vẫn không hề hài lòng với mọi chuyện và vẫn coi bên kia như đối thủ kinh tế.
Đến ngày thứ Năm vừa rồi, quan điểm của hai bên đều đã rõ ràng trong cuộc họp cấp cao đầu tiên kéo dài 2 ngày tại Anchorage, Alaska.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng phía Mỹ rất quan ngại về những hành động của phía Trung Quốc, trong đó phải kể đến vấn đề tại Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, tấn công tin tặc vào Mỹ và việc Trung Quốc gây sức ép kinh tế lên các nước đồng minh của Mỹ.
Giám đốc Ủy ban Trung ương phụ trách các vấn đề ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, nói rằng nước Mỹ không có đủ tư cách để nói Trung Quốc cần phải làm gì.
Dù rằng các cuộc đối thoại được coi như mang tính ngoại giao nhiều hơn kinh tế, cuộc trao đổi này có thể coi như dự báo trước về khả năng sẽ có cuộc chiến “cay đắng” trước mắt với nhóm làm việc của ông Biden. Ngoài ra, một trong những mối quan hệ thương mại quan trọng nhất thế giới cũng đương đầu với nhiều rủi ro.
Trung Quốc hiện tại là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 3 của nước Mỹ, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2019 đạt 558,1 tỷ USD. Khối lượng giao dịch thương mại đó góp phần tạo ra 911.000 việc làm tại Mỹ tính đến năm 2015, trong đó 601.000 việc làm từ xuất khẩu hàng hóa và 309.000 việc làm từ ngành xuất khẩu dịch vụ.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 cho nông dân Mỹ. Giao dịch hàng hóa nông sản Mỹ với ước tính 14 tỷ USD ở thời điểm 2 năm trước. Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu lớn nhất vào Mỹ.
Giám đốc phụ trách xử lý tranh chấp tại WTO của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, ông Clete Willems, vào ngày thứ Sáu khẳng định rằng ông không hề ngạc nhiên với những gì diễn ra tại Anchorage.
Trước đây ông Willems từng là thành viên trong nhóm chính sách thương mại của ông Donald Trump và giờ đang làm việc tại tổ chức luật Akin Gump. Ông Clete Willems nhấn mạnh rằng các cuộc gặp tại Anchorage thực ra là cơ hội để hai bên chính thức thể hiện quan điểm phàn nàn chứ không nhắm đến mục tiêu hàn gắn kinh tế.
“Tôi đã từng không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp tại Alaska và cuối cùng mọi chuyện đã diễn ra đúng như vậy”, ông Clete Willems nói.
“Tôi nghĩa phía Trung Quốc đã dự đoán sai tình hình và quan điểm của chính quyền Biden, họ nghĩ rằng phía Mỹ sẽ rút lại chính sách của thời kỳ Donald Trump. Thế rồi họ phát hiện ra mọi chuyện không phải như vậy nhưng họ vẫn muốn nghe trực tiếp những điều đó từ ông Blinken”, ông Clete Willems khẳng định thêm.
Các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc có tầm quan trọng về thương mại, tuy nhiên nó cũng mang đến cho phía Mỹ cơ hội để bảo vệ an ninh quốc gia và tăng cường tiếp cận với các công nghệ quan trọng.
Khoảng vài tuần trước các cuộc gặp tại Anchorage, Alaska, chính quyền ông Joe Biden đã yêu cầu các phòng ban liên quan tiến hành rà soát và xem xét lại các chuỗi cung ứng quan trọng nhất, trong đó có sản phẩm bán dẫn, pin công suất cao, thiết bị y tế và đất hiếm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận