Cuộc đua phát triển thuốc điều trị COVID-19 cực nóng trên toàn cầu
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của loại thuốc này hiện đang được thực hiện trên khắp thế giới trong đó có Nhật, kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 10/2021.
Các thử nghiệm lâm sàng thuốc COVID-19 đã được khởi động trên khắp toàn cầu khi mà các công ty dược phẩm đang cố gắng tìm kiếm cách đơn giản và đỡ tốn kém hơn để điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng như giúp đại dịch được đưa vào tầm kiểm soát.
Theo Nikkei, công ty dược phẩm Merck hiện đang làm việc với công ty dược phẩm Ridgeback Biotherapeutics nhằm tìm ra loại thuốc điều trị bằng đường uống có tên mulnupiravir. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của loại thuốc này hiện đang được thực hiện trên khắp thế giới trong đó có Nhật, kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 10/2021.
Merck có kế hoạch cố gắng xin cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc molnupiravir tại Mỹ trước thời điểm cuối năm nay và sẽ làm tương tự tại Nhật trong vòng khoảng từ 1-2 tháng sau đó.
Ban đầu, thuốc molnupiravir được phát triển để điều trị bệnh cúm, tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu phát hiện ra nó cũng có tác dụng với virus corona. Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ đã ký kết thỏa thuận để mua 1,7 triệu liều với giá 1,2 tỷ USD, Merck dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu liều trước thời điểm cuối năm nay.
Pfizer đồng thời cũng đang phát triển hai loại thuốc kháng virus, một loại qua đường uống và một loại qua đường tiê, dựa trên loại thuốc từng được dùng để điều trị bệnh SARS thời kỳ năm 2002. Loại thuốc này được thiết kế cho những bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến vừa và không cần nhập viện.
Dữ liệu ban đầu từ các đợt thử nghiệm lâm sàng dự kiến sẽ được công bố từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay, hoạt động điều trị bằng các loại thuốc nói trên có thể bắt đầu từ đầu năm sau.
Các hãng dược phẩm Mỹ hiện cũng đang đầu tư nghiên cứu nhiều hơn về virus corona. Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 của thuốc điều trị virus corona trong tháng 7. Công ty cũng có kế hoạch thực hiện thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trong năm nay đồng thời có kế hoạch sẽ thực sự điều trị thực tế từ cuối năm 2022.
Công ty dược phẩm Chugai Pharmaceutical trong khi đó đã giành được quyền phát triển và tiếp thị loại thuốc kháng virus bằng đường uống phát triển bởi công ty mẹ Roche. Hoạt động điều trị bằng thuốc này có thể được cung cấp trên toàn cầu trong năm 2022.
Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phép Mỹ có thể nhanh chóng sử dụng thuốc trong điều trị dù rằng thuốc chưa được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Điều này thường được áp dụng trong trường hợp đại dịch, khủng bố sinh học hay nhiều trường hợp y tế công cộng khẩn cấp khác.
Quá trình thường mất khoảng 3 tuần, trái ngược hoàn toàn với quá trình từ 6 đến 12 tuần rà soát theo quy trình xét duyệt của FDA thông thường. Giới chức thậm chí có thể rút lại việc cấp phép nếu những mối lo về độ an toàn và tính hiệu quả tăng cao.
Nhật cũng có khung chính sách tương tự, theo đó một số loại thuốc có thể được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Nhật nếu loại thuốc đó đã được sử dụng tại Mỹ, Anh và nhiều nước khác có tiêu chuẩn dược phẩm tương đương.
Quá trình xem xét để chấp thuận cho lưu hành khẩn cấp của Nhật thường mất khoảng 2 tháng. Nếu Mỹ cấp phép cho thuốc khẩn cấp của Merck và Pfizer trước thời điểm cuối năm nay, các loại thuốc đó có thể được sử dụng tại Nhật sớm nhất từ đầu năm 2022.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận