Cung điện bí ẩn 'nửa chìm nửa nổi' ở Ấn Độ
Nằm ở hồ Man Sagar, Jaipur, Ấn Độ, Jal Mahal là một trong những cung điện có kiến trúc độc đáo nhất ở Ấn Độ. Trong đó, cung điện gây nhiều tò mò khi 'nửa chìm nửa nổi'.
Được nhà vua Sawai Pratap Singh cho xây dựng từ năm 1778 - 1803, cung điện Jal Mahal nằm ở giữa hồ Man Sagar, Jaipur, Rajasthan, Ấn Độ. Xung quanh hồ là những ngọn đồi Nahargarh tạo nên cảnh quan ngoạn mục.
Tên gọi Jal Mahal của cung điện nổi tiếng Ấn Độ có nghĩa là “cung điện nước”. Toàn bộ cung điện được xây dựng đá sa thạch đỏ có nguồn gốc từ Jaipur.
Cung điện Jal Mahal gồm 5 tầng nhưng 4 tầng của công trình nằm hoàn toàn dưới nước. Chỉ một tầng nổi trên mặt nước, có thể được mọi người nhìn thấy.
Nguyên nhân khiến cung điện Jal Mahal 'nửa chìm nửa nổi' khiến nhiều người tò mò.
Theo các hồ sơ, tài liệu, vào thế kỷ 18, một con đập được xây dựng giữa hai ngọn đồi xung quanh để ngăn lũ lụt. Điều này đã khiến cung điện Jal Mahal bị nhấn chìm một phần.
Bên trong cung điện Jal Mahal được bảo quản khá tốt với những bức tranh vẽ tinh xảo, cầu thang, mái vòm và tòa tháp hình bát giác ở mỗi góc công trình được thiết kế ấn tượng.
Trong những năm qua, cung điện Jal Mahal là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ. Nhiều người ghé thăm nơi này và thích thú ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu tuyệt đẹp của cung điện khi soi bóng xuống mặt hồ Man Sagar tĩnh lặng.
Cung điện Jal Mahal đẹp lộng lẫy, ấn tượng hơn khi màn đêm buông xuống. Toàn bộ công trình được thắp sáng trông giống như một viên ngọc nằm trong thung lũng Aravali đẹp như tranh vẽ.
Thời gian tuyệt vời nhất để du khách ghé thăm cung điện Jal Mahal là từ tháng 10 đến tháng 3.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận