24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Cửa thoát hiểm" nào cho ngân hàng "lỡ nhịp" Basel II?

Theo thống kê, hiện nay hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam có tới 8 ngân hàng vốn nhỏ dưới 5.000 tỷ đồng. Để đáp ứng Basel II, các ngân hàng này phải làm gì?.

Điểm mặt các "ông vốn bé"

Hiện còn 8 ngân hàng thương mại có vốn điều lệ chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng), trong đó có 2 ngân hàng được NHNN mua lại "0 đồng" là CBBank (3.000 tỷ đồng) và GPBank (3.018 tỷ đồng). Ngoài ra, một số ngân hàng khác có vốn điều lệ xoay quanh mức 3.000 tỷ đồng gồm PGBank, Saigonbank, BaoVietBank, VietCapitalBank, Kienlongbank...

Sự phân hóa về quy mô vốn trong hệ thống ngân hàng thể hiện rõ khi tổng số vốn điều lệ của 11 ngân hàng nhỏ nhất cộng lại cũng chưa bằng Vietcombank hay VietinBank. Và điều đáng lo ngại hơn là những ngân hàng nhỏ ngày càng có ít cơ hội tăng vốn hơn cả khi hoạt động kinh doanh không có sự đột phá, không có sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Ngày 1/1/2020 là thời hạn cuối mà các ngân hàng phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Ngoài BIDV có kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng khác đều có kế hoạch tăng vốn chủ yếu từ chia cổ tức bằng cổ phiếu và huy động trái phiếu, nhưng gặp không ít khó khăn.

Với những ngân hàng lớn, hay một số ngân hàng có tình hình tài chính khả quan, mức tăng trưởng tốt thì cổ đông sẵn sàng đồng thuận với kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu. Đặc biệt, với các ngân hàng trả cổ tức sòng phẳng, thì cổ đông sẵn sàng bỏ tiền đầu tư mua thêm cổ phần. Tuy nhiên, những ngân hàng nhỏ thuộc nhóm có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn.

M&A có phải là phương án cuối cùng?

Ông Nguyễn Tiến Đông- Nhà đầu tư trên sàn MBS cho biết, khi không còn nhìn thấy lợi ích ở ngân hàng, cổ đông cũng không mặn mà bỏ vốn đầu tư, nhất là khi thị trường đang có nhiều kênh sinh lời hấp dẫn hơn là đầu tư vào các ngân hàng nhỏ.Hơn nữa, Thông tư 41/2016/TT- NHNN có những quy định chặt chẽ hơn về dòng vốn, sẽ không còn hiện tượng “vốn ảo”, mà đòi hỏi phải có “cần tiền tươi thóc thật” sẽ đẩy các ngân hàng nhỏ vào thế khó.

Trên thực tế, NHNN có vẻ như đã lường trước được khó khăn này với các ngân hàng nhỏ khi đã mở thêm “cửa thoát hiểm” cho các ngân hàng này. Theo đó, tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN vừa được ban hành mới đây, NHNN cho phép các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Các chuyên gia cho rằng, đó chỉ là "lối thoát" tạm thời, bởi việc thực hiện theo chuẩn Basel II là yêu cầu bắt buộc để tiến tới áp dụng chuẩn Basel III. Do đó, các ngân hàng nhỏ buộc phải tìm cách đáp ứng chuẩn Basel II.

Nếu những ngân hàng nhỏ không đáp ứng được các tiêu chí để đáp ứng chuẩn Basel II, sẽ phải “bán mình cứu lấy ngân hàng” bằng phương án sáp nhập như PGBank đã ký thỏa thuận sáp nhập vào HDBank. Tuy nhiên, phương án này cũng không dễ thực hiện với PGBank khi ngân hàng này đã "lận đận" trong thương vụ M&A với Vietinbank, rồi đến HDBank, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả