Cửa ải cuối cùng của D. Trump
Vì sao Hạ viện Mỹ quyết định khởi động điều tra nhằm luận tội để phế truất ông Trump vào thời điểm này?
Sau khoảng thời gian im ắng, ngày 24/9 Hạ viện Mỹ chính thức tuyên số mở cuộc điều tra vào cá nhân ông Trump. Nếu đủ bằng chứng cá nhân Tổng thống sẽ bị luận tội.
Đúng như dự báo, việc để mất Hạ viện vào tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi năm ngoái đã gây ra rắc rối cho Tổng thống đương nhiệm, D.Trump.
Thật ra, những cáo buộc chồng chéo liên quan đến những vị trí lãnh đạo trọng yếu của nước Mỹ không có gì là lạ. Nhưng tại sao, nó lại rơi vào thời điểm nhạy cảm này?
Đó là khi hệ thống Trump sắp sửa khởi động cuộc chạy đua tái tranh cử cho nhiệm kỳ sau và cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đang ở giai đoạn kịch trần của mâu thuẫn!
Đây là cuộc đấu đá nội bộ quen thuộc giữa hai lực lượng chính trị lớn nhất nước Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Cuộc đấu đá này diễn ra hàng trăm năm nay, thất bại và thành công luân phiên nhưng chung quy lại họ vẫn giữ được thế cân bằng và thay nhau nắm quyền lãnh đạo hầu hết lịch sử nước Mỹ.
Thông thường, những cuộc đấu đá công kích trong chính trường Mỹ thường diễn ra vào trước lúc bầu cử, đầu nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ. Đó là vài khung thời gian rất quan trọng đối với bất kỳ ai làm Tổng thống Mỹ.
Năm 2016, Trump và bà Hillary cũng công khai chỉ trích nhau trên sóng truyền hình trực tiếp có 100 triệu người xem về tình trạng nước Mỹ, mục đích cuối cùng là để cử tri thấy được ai mới là người họ cần trong 5 năm tiếp theo.
“Chúng ta đang trong tình trạng bong bóng tràn ngập, đầy và xấu”, ông Trump mô tả tình trạng kinh tế Hoa Kỳ, và ông hạch tội bà Hillary “chỉ toàn nói, mà không làm gì”.
Bà Hillary tấn công ông Trump ở điểm ông “ca ngợi” Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề xuất ông ta “tìm kiếm” các email của bà.
“Tôi bị sốc khi Donald công khai mời ông Putin dùng tin tặc tấn công người Mỹ. Đó là điều không thể chấp nhận được... Donald không xứng đáng với vị trí chỉ huy”.
Đó chỉ là một trong hàng ngàn vụ đấu khẩu, tấn công chính trị, cá nhân giữa các nhân vật VIP trong nội bộ nước Mỹ, nó nhiều đến mức công luận toàn cầu mặc nhiên xem đó là nét đặc trưng chính trị ở xứ cờ hoa.
Vụ điều tra nhằm vào Trump thời điểm này mang mục đích hạ bệ uy tín Trump, dọn đường cho ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ. Đảng này đã nổi lên vài cái tên “nặng ký” đang kể như John Delaney, Elizabeth Warren, Kamala Harris, Kirsten Gillibrand, Joe Biden, Bernie Sander, Michel Bloomberg, Eric Holder.
Vào lúc này, Trung Quốc rất muốn một “Nhà trắng thân thiện” để có thể nói chuyện về thương mại, hoặc ít ra không bạo liệt như Trump để Bắc Kinh toan tính bước đi tiếp theo khi năm lần bảy lượt cố tình kéo dài thời gian đàm phán thương mại.
Không gì khác, mục đích của kéo dài đàm phán là để chờ mốc ngày 3/11/2020, Bắc Kinh hy vọng một ứng viên nào đó của đảng Dân chủ Mỹ sẽ làm Tổng thống, bởi trong lịch sử đảng này có mối bang giao rất “mềm mại” với cường quốc châu Á.
Nếu Trump tiếp tục tái cử, mục tiêu “nước Mỹ trên hết” cũng tiếp tục, Trung Quốc không muốn điều này! Và với sự thay đổi chóng mặt ở Mỹ - nếu không phải là Trump thì chắc chắn một khẩu hiệu khác được giương lên.
Trump thắng cử hồi năm 2016 nhờ khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, đến nay dân Mỹ phần nào cảm thấy hài lòng…đó lại là động lực thôi thúc các thế lực chống đối muốn hạ bệ ông. Phải chăng, còn có yếu tố Bắc Kinh?
Dĩ nhiên, Tổng thống bị luận tội là điều có tiền lệ ở Mỹ, nó được quy định trong Hiến pháp. Trong lịch sử mới có hai trường hợp chính thức đó là Andrew Johnson (1868) và Bill Clinton (1998).
Có thể hiểu ngắn gọn, sau khi Hạ viện thông qua kết quả vụ điều tra, hồ sơ được chuyển lên Thượng viện, tại đây sẽ quá trình phân xử được diễn ra như một phiên tòa.
Sau đó 100% Thượng nghị sỹ sẽ bỏ phiếu, nếu đạt từ 2/3 phiếu đồng ý luận tội thì Tổng thống bị phế truất, Phó Tổng thống là người kế nhiệm tạm thời cho đến kỳ bầu cử tiếp theo.
Mặc dù Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo, nhưng Thượng viện thuộc về đảng Cộng hòa. Với quyền lực chính trị trong tay, kịch bản xấu nhất là Trump bị luận tội tại Hạ viện nhưng bị chặn lại tại Thượng viện!
Người Mỹ rất thực dụng, cử tri Mỹ biết rõ ai là người họ cần, quốc tế cũng có cái nhìn rất rõ ràng về Tổng thống Mỹ trong mối tương quan giữa các cường quốc. Mới đây, tại Đại hội đồng LHQ Trump mở màn chỉ trích Trung Quốc, sau đó là 30 quốc gia nối gót. Điều đó ẩn chứa rất nhiều thông điệp vào lúc này.
Hơn 2/3 nhiệm kỳ, Trump là người rất giỏi dùng chiến thuật “vô chiêu thắng hữu chiêu”, rất khó tìm thấy mỹ từ nào trong những lời phát biểu của ông, nhưng sự việc đề cập trong đó có thể diễn ra một cách chóng vánh.
Sóng gió này được xem là cửa ải cuối cùng của Trump trong nhiệm kỳ này, nếu vượt qua - nhiều khả năng ông sẽ có thêm 5 năm làm chủ tòa Bạch ốc. Lúc đó cục diện thế giới sẽ có những biến động khó lường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận