menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thuỷ Tiên Pro

'Cú sốc năng lượng' đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine kết hợp với áp lực do đại dịch Covid-19 gây ra khiến giá của tất cả các hình thức năng lượng tăng vọt, với giá dầu tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2022. Cú sốc năng lượng đó là trung tâm của sự gia tăng lạm phát gây ra khó khăn và đau đầu về chính trị trên toàn cầu.

'Cú sốc năng lượng' đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

1. Tại sao chúng ta bị trải qua cú sốc năng lượng?

Chỉ hai năm trước, giá của hợp đồng tương lai dầu WTI đã giảm xuống dưới 0 một thời gian ngắn khi đại dịch nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu. Một năm sau, giá đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch và tiếp tục tăng khi nhu cầu phục hồi vượt xa tốc độ tăng trưởng của nguồn cung dầu thô. Sau đó, một loạt chấn động dữ dội từ làn sóng trừng phạt của Mỹ và các đồng minh với nga Nga, đất nước chiếm 10% nguồn cung dầu mỏ của thế giới. Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn của EIA mới đây cũng cắt giảm sản lượng dầu thô của Nga từ 11,3 triệu thùng còn 9,3 triệu thùng. Điều này khiến cho mức bổ sung 648.000 thùng của OPEC+ cũng khó mà lấp được khoảng trống 2 triệu thùng mà Nga để lại.

'Cú sốc năng lượng' đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Giá dầu thô WTI và Brent đã tăng hơn 50% chỉ tính từ đầu năm tới nay và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn có thể quay lại và vượt đỉnh cũ. Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co., Jamie Dimon cũng nói rằng dầu có khả năng chạm mức 150 USD hoặc 175USD/ thùng và ngân hàng đang chuẩn bị cho một “cơn bão” kinh tế.

2. So sánh với những cú sốc trước đó như thế nào?

Giá dầu có thể so sánh với hai cú sốc dầu nổi tiếng nhất trong lịch sử: cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, khiến nhiều nhà sản xuất dầu thô từ chối bán cho các quốc gia ủng hộ Israel và cuộc cách mạng ở Iran sáu năm sau đó đã dẫn đến sự sụt giảm 7% nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Sự khác biệt của lần này nằm ở việc: Tăng trưởng kinh tế không gắn chặt với dầu mỏ như những năm 1970 - sản lượng tiêu tốn ít năng lượng hơn nhiều so với hồi đó. Nền công nghệp dầu đá phiến đã đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, và tiến gần hơn đến sự độc lập về năng lượng mà nước này theo đuổi sau khi tình trạng thiếu xăng xảy ra vào những năm 1970.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng là một lời nhắc nhở rằng thế giới vẫn phụ thuộc hơn 3/4 năng lượng vào nhiên liệu hóa thạch, một tình trạng có thể sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi một số quốc gia tăng tốc đầu tư vào năng lượng tái tạo.

3. Ai là người “bị thương”?

Người tiêu dùng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, vì chi tiêu cho năng lượng rất khó cắt giảm. Tại Anh, các nhà quản lý cảnh báo rằng giá khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng cao có thể khiến hóa đơn năng lượng trung bình của các hộ gia đình tăng thêm 42% vào tháng 10 khi mức trần giá được điều chỉnh cao hơn, gây ảnh hưởng lớn nhất đến mức sống kể từ những năm 1950.

Tại nhiều nơi trên thế giới, giá nhiên liệu bán lẻ thậm chí còn tăng nhanh hơn giá dầu thô. Giá xăng trung bình ở Mỹ mới đây đã chạm mốc 5 USD/gallon (3,79 lít đầu tiên vào tháng 6, thời điểm bắt đầu mùa lái xe cao điểm.

Giá dầu tăng khiến cho là lạm phát gia tăng nhanh và mạnh ở mức thế giới chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, trong đó năng lượng chiếm hơn một nửa mức tăng ở các nền kinh tế tiên tiến lớn.

4. Những nỗ lực hạ nhiệt giá dầu hiện nay là gì?

EU đã giảm dần lệnh cấm một phần đối với dầu của Nga và mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên các thị trường thế giới trong một nỗ lực cắt đứt các đường ống dẫn khí đốt của Nga, vốn chiếm 40% nguồn cung.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hỏi các nhà máy lọc dầu về tính khả thi của việc gia tăng công suất và sản lượng dầu. Ngoài ra, để hạ nhiệt sự gia tăng lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) ​​sẽ tăng lãi suất trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ. Điều này sẽ không làm giảm chi phí năng lượng ngay lập tức, tuy nhiên lãi suất cao sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế đến, và gián tiếp làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu, cũng như các loại hàng hóa khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thuỷ Tiên Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
6 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại