menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vy Lam

Cư dân Đông Nam Á bất bình cảnh đập thủy điện ồ ạt chặn dòng Mekong

Việt Nam và Lào nên tẩy chay, không mua điện của Trung Quốc nữa. Việc Việt Nam và Lào mua điện của Trung Quốc chính là sự tiếp tay cho điều tồi tệ này.

Trong hơn 2 thập niên qua, các cộng đồng tại Đông Nam Á đã và đang đối mặt với các mối đe dọa từ việc những con đập thủy điện liên tục mọc lên trên sông Mekong.

Các cộng đồng tại Thái Lan lên tiếng

Các chính phủ thường biện minh rằng những con đập phục vụ mục đích phát triển, có thể tạo ta những nguồn thu nhập khổng lồ và góp phần vào giảm nghèo. Ví dụ, tại Thái Lan, do sự tiêu thụ năng lượng gia tăng, nước này gia tăng đầu tư cho các quốc gia láng giềng như Lào và Myanmar để tăng nhập khẩu điện nhằm duy trì an ninh năng lượng.

Trong khi đó, Lào đang được xem là “cục pin của châu Á”. Thủy điện vẫn là trọng tâm của chương trình phát triển quốc gia và việc bán điện cho các quốc gia láng giềng là vấn đề thảo luận quan trọng của các nghị sĩ nước này. Myanmar cũng đang đi theo khuynh hướng đó, với các mỏ than và các con đập cũng được liệt kê trong chương trình phát triển quốc gia.

Nhưng dù chương trình đập thủy điện với tư cách là một dự án phát triển quốc gia đang được các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư trên khắp Đông Nam Á thúc đẩy, các tổ chức xã hội dân sự và các cộng đồng đang kêu gọi ủng hộ một cuộc đối thoại nhằm yêu cầu các nhà đầu tư phải có trách nhiệm lớn hơn với các cộng đồng dân cư và môi trường bị ảnh hưởng. Họ hi vọng trách nhiệm và sự tôn trọng các quyền lợi phải được đảm bảo song song với việc phát triển các đập thủy điện.

Các liên minh và mạng lưới các phong trào phản đối đập trên khắp Thái Lan và ASEAN đang tăng lên. Tại Thái Lan, phong trào cộng đồng chống đập thủy điện Kaeng Sue Ten ở miền bắc nước này được biết tới rộng rãi. Nó được xem là một mô hình phản đối đập thành công, nơi hàng nghìn cộng đồng đã gây áp lực để việc xây dựng đập trên sông Yom tại Kaeng Sue Ten bị dừng trong hơn 30 năm. Đó là dự án đập bị trì hoãn lâu nhất tại Đông Nam Á. Lý do là đập Kaeng Sue Ten đe dọa khu bảo tồn rừng teak duy nhất tại Thái Lan. Các cộng đồng bày tỏ sự đoàn kết mạnh mẽ và quyết tâm tiếp tục bảo vệ khu rừng quý của họ.

“Cuộc đấu tranh của chúng tôi chống lại đập Kaeng Sue Ten đã cho thấy sự đoàn kết mạnh mẽ và lập trường thống nhất trong các cộng đồng, những người muốn gìn giữ các kho báu đất đai và tài nguyên cho thế hệ kế tiếp. Nhà của chúng tôi không có gì ngoài cây cối, đất đai và các nguồn tài nguyên từ sông… Đây là di sản của chúng tôi”, Kamnan Chum, một trong những lãnh đạo của phong trào chống đập Kaeng Sue Ten, nói.

Phong trào chống đập Kaeng Sue Ten là một mô hình thành công được biết tới trên khắp Thái Lan nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Phong trào Kaeng Sue Ten đã kết nối với các mạng lưới khác, nơi một chương trình nghị sự trách nhiệm, các vấn đề kinh tế và quyền con người là nền tảng. Phong trào bao gồm việc yêu cầu tinh thần có trách nhiệm từ các nhà đầu tư và các nhà tài chính, cũng như từ các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực, như các nhà đầu tư Trung Quốc và Thái Lan. Mạng lưới Kaeng Sue Ten cho thấy sự liên kết chặt chẽ với việc thúc đẩy quyền con người và cũng như sự phát triển quyền lợi cộng đồng.

Vào cuối tháng 10 tại tỉnh Loei của Thái Lan, các cộng đồng, các học giả đã tập trung bên bờ sông Mekong để tham dự một lễ cầu nguyện sông, vốn cũng bao gồm việc tôn vinh người bảo vệ dòng sông. Mọi người cầu mong phước lành và sự bảo vệ từ tinh thần của thần rắn Naga, vốn bảo vệ các con suối, giếng nước và các con sông. Lễ cầu nguyện diễn ra vào đúng ngày đập Xayaburi bắt đầu hoạt động tại Lào, ngay phía bên kia bờ sông Mekong.

Đập Xayaburi có sự tham gia của một nhà đầu tư Thái và hơn 95% điện được xuất khẩu sang Thái Lan. Chính phủ Thái nói rằng con đập nhằm thúc đẩy xuất khẩu điện sang Thái Lan và duy trì an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, hàng nghìn cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi đập đập Xayaburi. Đập này vẫn được xây dựng trong khi các cộng đồng bị ảnh hưởng tại Thái Lan đã gửi các đơn kiện lên tòa hành chính nước này. Các đơn kiện cho rằng các ảnh hưởng xuyên biên giới như ngập lụt bất thường và sự biến động dòng chảy của sông có thể làm ảnh hưởng tới nhiều cộng đồng sống dọc sông, dù ở là bên nào của liên giới Lào-Thái. Sông Mekong chảy qua biên giới của nhiều nước và khu vực quản lý của các quốc gia đó. Quá trình xây dựng và chạy thử đập Xayaburi đã cho thấy các ảnh hưởng mà các cộng đồng Mekong cảm nhận được do dòng chảy thay đổi ở phía đầu nguồn đập.

Những tác động về sinh kế và môi trường không thể bù đắp

Cư dân Đông Nam Á bất bình cảnh đập thủy điện ồ ạt chặn dòng Mekong
Mạng lưới các đập thủy điện dày đặc trên sông Mekong (Nguồn: International Rivers)

Phong trào chống đập dọc 8 tỉnh mà sông Mekong chảy qua tại Thái Lan cũng diễn ra tại các cộng đồng từ tỉnh Chiang Mai ở phía bắc tới các khu vực ở đông bắc Thái Lan, trong đó có các tỉnh Nakhon Panom, Loei, Ubon Ratchathani. Phong trào sử dụng các chiến lược khác nhau để phản đối đập Xayaburi: các bằng chứng liên quan tới các tác động, vận động truyền thông, nghiên cứu và ghi chép cộng đồng, hành động pháp lý để đòi quyền lợi cho các cộng đồng đối với tài nguyên sông ngòi và các sinh kế bền vững. Phong trào đã cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa sự huy động địa phương nhằm đối phó với một chương trình phát triển năng lượng quốc gia và sự ủng hộ xuyên biên giới yêu cầu trách nhiệm lớn hơn từ các nhà đầu tư Thái Lan và các nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

Liên minh giám sát cam kết xuyên lãnh thổ (ETO Watch) đã theo dõi các tác động từ các khoản đầu tư của Thái Lan ra nước ngoài, như trong lĩnh vực khai mỏ và thủy điện. Liên minh kêu gọi sự có tinh thần trách nhiệm hơn từ các nhà đầu tư Thái trong dự án đập Xayaburi. Các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đập Xayaburi nên được tiếp cận với các khoản đền bù và khắc phục. Do thiếu các cơ chế tại Thái Lan nhằm giám sát và điều tiết các nhà đầu tư ở nước ngoài, liên minh đã hối thúc chính phủ Thái chứng tỏ nhiệm vụ bảo vệ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đập Xayaburi.

Đập Xayaburi không phải là duy nhất. Đập Luang Prabang và Pak Beng cũng đang được lên kế hoạch trên sông Mekong tại Lào. Mạng lưới ETO Watch kêu gọi các cộng đồng dọc sông Mekong nêu lên tiếng nói của họ, những lo ngại, những ảnh hưởng gây ra do việc xây dựng và vận hành đập. Các nhà đầu tư cần phải tính tới các lợi ích của cộng đồng để đền bù và khắc phục, và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình lên kế hoạch xây đập và quyết định chính sách.

ETO Watch đã vận động các cơ quan chính phủ có trách nhiệm tại Thái Lan phát triển một cơ chế để giám sát và điều tiết các nhà đầu tư ở nước ngoài. Trọng tâm của các chiến lược vận động là việc xác định quyền của cộng đồng đối với đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, sinh kế bền vững và liên kết chủ nghĩa môi trường với việc bảo vệ quyền con người.

Từ Kaeng Sue Ten tới các phong trào Mekong phản đối đập và các phong trào xuyên biên giới tại ASEAN, các phong trào đã cho thấy rằng sự huy động địa phương giúp thúc đẩy mạnh mẽ các quyền lợi và chương trình phát triển, và phải đưa các vấn đề này trở thành trung tâm của các nền kinh tế quốc gia và khu vực. Sự phát triển của các phong trào và các liên minh chống đập thủy điện cho thấy một lập trường mạnh mẽ từ các cộng đồng mà con con đập gây ảnh hưởng tới sinh kế và môi trường của họ. Tác động từ các con đập không chỉ là tác động môi trường mà còn tổn thất về kinh kế, an ninh lương thực, văn hóa và bản sắc. Việc phản đối xây đập trên khắp Đông Nam Á đã chứng minh rằng những tổn thất đó là không thể bù đắp được.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại