CPI tăng 9,1% - Đỉnh mới sau hơn 40 năm
Lạm phát tháng 6 của Mỹ cao hơn dự báo, là tiền đề để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp sắp tới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021, cao nhất từ tháng 12/1981 và so với tháng 5, CPI cao hơn 1,3%, nguyên nhân là do tác động từ xu hướng tăng giá nhiên liệu, thực phẩm và nhà ở.
Sau khi thông tin được công bố thì ngay lập tức lợi suất trái phiếu chính phủ và đồng USD cũng đi lên và chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm
Lạm phát đạt đỉnh trong tháng 6 được cho là ảnh hưởng bởi một số tác nhân khác như chi phí nhà ở tăng cao, các rủi ro địa chính trị như tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và cuộc xung đột Nga - Ukraine, là mối đe dọa đối với các chuỗi cung ứng và triển vọng lạm phát tương lai.
Lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ đồng nghĩa áp lực giá cả tiếp tục đặt lên nền kinh tế, tác động tiêu cực lên sức mua và niềm tin người tiêu dùng. Điều này buộc Fed phải quyết tâm theo đuổi chiến lược chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian tới nhằm kéo giảm nhu cầu thị trường. Và dự báo thời gian tới FED tiếp tục nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế trong tháng 7
* TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM
Thứ nhất, CPI của Việt Nam sẽ khác CPI của thế giới, quan trọng là chúng ta tự chủ nền Nông nghiệp nên Việt Nam sẽ trễ tầm 3-6 tháng so với thế giới
Thứ hai, việc đồng USD tiếp tục mạnh lên sẽ dẫn đến vấn đề tỷ giá và việc kích thích nền kinh tế duy trì tăng trưởng của chúng ta ( vốn chúng ta chậm hơn thế giới 3-6 tháng)
Tuy nhiên, thay vì quá ảnh hưởng hay lo lắng thì lời khuyên dành cho các NĐT hãy tập trung vào cổ phiếu các cơ hội riêng biệt và mùa ra KQKD đang bắt đầu 1-2 tuần tới đây các cơ hội đầu tư tốt sẽ hiện ra rõ hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận