CPI Mỹ tháng 9 - con số ấn tượng trong 40 năm
1. Biến động cuộc họp tối qua
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 của Mỹ đã tăng 0,4%, cao hơn mức dự báo 0,3% của các chuyên gia trong cuộc thăm dò của Dow Jones, theo Cục Thống kê Lao động. So với cùng kỳ, lạm phát toàn phần tăng 8,2%, thấp hơn nhiều so với mức 9% vào tháng 6 vừa qua nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất kể từ đầu những năm 1980.
CPI tăng đã làm chao đảo các thị trường tài chính, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ quay đầu giảm và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Đà tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ là một tin xấu với người lao động Mỹ vì thu nhập trung bình mỗi giờ giảm 0,1% so với tháng trước (nếu điều chỉnh lạm phát) và giảm 3% so với cùng kỳ.
Lạm phát vẫn đang gia tăng bất chấp Fed nỗ lực kìm đà tăng giá. Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất tổng cộng 3 điểm % kể từ tháng 3/2022. Dữ liệu CPI tháng 9 càng củng cố khả năng nâng lãi suất 0.75 điểm % lần thứ tư liên tiếp vào kỳ hợp ngày 1-2/11 tới.
2. Việt Nam ảnh hưởng như thế nào dưới tác động trên
*Hành động của Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam sử dụng những công cụ trước việc đồng USD tăng giá từ đầu năm để giúp cho đồng nội tệ không bị trượt giá quá nhiều so với đồng USD. Việc kiểm soát tỷ giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế: giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay hợp tác với công ty nước ngoài ít chịu rủi ro về lãi suất, tương tự như dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ được thu hút nhiều hơn khi thấy việc đồng VND ít bị trượt giá so với đồng USD.
Công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính trong việc kiểm soát tỷ giá ở đầu năm là Bán ra USD từ Dự trữ ngoại hối. Sau khi trải qua giai đoạn xả USD ra để cân bằng lượng cung cầu, dự trữ ngoại hối hiện tại còn 89 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xả quá nhiều USD ra thị trường, thì có thể dẫn đến lượng dự trữ ngoại hồi bị thấp và rủi ro cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy NHNN sẽ phải cân nhắc sử dụng thêm các công cụ khác như tăng lãi suất.
Về tình hình lạm phát tại Việt Nam, phản ánh qua chỉ số CPI cho thấy đã có xu hướng tăng từ đầu năm nhưng càng về cuối năm tốc độ tăng càng mạnh. CPI tháng 9 của Việt Nam đạt 3.94% gần bằng mức 4% mục tiêu của Chính phủ. Nhiều khả năng CPI trong nước vẫn sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng vẫn giữ cho mức CPI cuối năm 2022 ở dưới mức 4%. Vì vậy trong giai đoạn tới NHNN nhiều khả năng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt giống như FED để kiểm soát tỷ giá và lạm phát trong nước.
*Tác động một số nhóm ngành
- Bán lẻ và tiêu dùng: bị ảnh hưởng tiêu cực nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ giảm khi giá cả hàng hóa leo thang.
- Bất động sản: tín dụng cho vay xây dựng và mua nhà của khách hàng bị hạn chế vì vậy dòng tiền đổ vào các doanh nghiệp bất động sản ít đi không hấp dẫn trong giai đoạn này.
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: chịu rủi ro khi tỷ giá không ổn định, bên cạnh đó NHNN vẫn đang nỗ lực kiểm soát tỷ giá.
- Các doanh nghiệp dùng nhiều vốn vay: sẽ phải chịu lãi suất cao hơn, và huy động thêm vốn tại thời điểm này gặp khó khăn khi room tín dụng bị đầy
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận