Covid ở Đông Nam Á: Indonesia từ bỏ mục tiêu miễn dịch cộng đồng, hơn 20.000 ca nhiễm ở Thái Lan trong 1 ngày
Indonesia không còn giữ mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng về Covid-19 vì biến chủng Delta đã đẩy ngưỡng của mục tiêu này vượt xa tầm với...
Indonesia không còn giữ mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng về Covid-19 vì biến chủng Delta đã đẩy ngưỡng của mục tiêu này vượt xa tầm với của quốc gia đông dân thứ tư thế giới. Quốc gia láng giềng Thái Lan lập một kỷ lục u ám mới, khi số ca nhiễm mới trong một ngày vượt mốc 20.000.
Theo tin từ Bloomberg, dữ liệu mà Chính phủ Indonesia đang rà soát cho thấy các loại vaccine hiện nay có hiệu quả thấp hơn trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm do biến chủng Delta. Do đó, Indonesia cho rằng virus vẫn có thể lây truyền ngay cả khi tất cả người dân ở quốc gia này được tiêm phòng.
Indonesia, quốc gia đã trở thành một tâm dịch toàn cầu, dự kiến tăng cường các nỗ lực kiểm soát Covid-19 trên thực địa, thay vì chỉ dựa vào vaccine để ngăn chặn sự lây nhiễm – theo ông Jodi Mahardi, người phát ngôn của Bộ trưởng giám sát phản ứng đại dịch của Malaysia.
Thách thức của Indonesia cũng là thách thức mà cả thế giới đang đối mặt. Một báo cao từ Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm học Mỹ ước tính rằng Mỹ cần phải đạt tỷ lệ tiêm chủng gần 90% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng là sự bảo vệ trên phạm vi rộng, có được khi đạt đủ số người có miễn dịch, để virus không thể bám trụ và lây lan thêm nữa.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng như vậy, cũng không có gì đảm bảo miễn dịch cộng đồng sẽ hình thành, xét tới nguy cơ lây nhiễm đột phá (breakthrough infections, những trường hợp đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh), sự xuất hiện của những biến chủng mới, và các yếu tố khác liên quan đến loại virus mới xuất hiện trên thế giới chưa đầy 2 năm.
Tỷ lệ tiêm chủng cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng thậm chí còn lớn hơn đối với Indonesia, vì đất nước gần 271 triệu dân chủ yếu dùng vaccine của hãng dược Trung Quốc Sinova. Vaccine này được cho là có hiệu quả thấp hơn so với vaccine sử dụng công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech và của Moderna - hai loại được sử dụng ở Mỹ.
Những con số về Indonesia rất u ám. Mô hình của Indonesia cho thấy tỷ lệ lây nhiễm thứ phát của biến chủng Delta ở nước này là 6,5, nghĩa là cứ 10 người mắc biến chủng này sẽ lây cho 65 người. Để đạt miễn dịch cộng đồng, Indonesia cần tiêm chủng 154% dân số bằng vaccine Sinovac hoặc tiêm chủng 128% dân số bằng vaccine Pfizer – một điều không thể.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dẫn đầu thế giới về số ca tử vong do Covid hàng ngày. Ngày 3/8, Indonesia ghi nhận 1.598 ca tử vong do Covid, và con số bình quân 7 ngày gần nhất là 1.722 ca tử vong mỗi ngày.
Mới hồi tháng 7, Chính phủ Indonesia nói rằng nước này phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng bằng cách đến tháng 11 tiêm chủng được cho 70% dân số.
Tuy nhiên, Indonesia giờ đây chuyển sang chiến lược kiểm soát đại dịch bằng sự kết hợp giữa vaccine, quy định bắt buộc đeo khẩu trang, và hạn chế đi lại. Mục tiêu mới được đề ra là kéo tỷ lệ lây nhiễm thứ phát còn 0,9% vào tháng 10, mức đủ thấp để giảm tổng số ca nhiễm mới.
Nước này hiện vẫn giữ mục tiêu tiêm 2,5 triệu mũi vaccine mỗi ngày trong tháng 8. Đến nay mới chỉ có 8% dân số Indonesia được tiêm phòng đầy đủ.
Biến chủng Delta cũng đang khiến số ca nhiễm mới ở Thái Lan không ngừng lập đỉnh mới. Ngày 4/8, nước này báo cáo 20.200 ca nhiễm mới và 188 ca tử vong, đều là những con số kỷ lục. Bộ Y tế Thái Lan cho biết từ đầu đại dịch, nước này đã có 672.385 ca nhiễm và 5.503 ca tử vong.
Ngày 3/8, nội các Thái Lan phê chuẩn tăng gấp đôi ngân sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong đợt dịch này, lên mức khoảng 60 tỷ Baht, tương đương 1,8 tỷ USD. Hiện lệnh giãn cách xã hội đã được mở rộng ra 29 tỉnh thành của Thái Lan, từ chỗ chỉ 13 tỉnh thành phải giãn cách.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận