Covid-19 sáng 26/2: 27 tỉnh, thành số ca mắc mới hơn 1.000; Linh hoạt đưa học sinh trở lại trường; Những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh
Trung bình số ca mắc mới Covid-19 trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua tăng vọt lên 57.160 ca/ngày. 27 tỉnh, thành có số ca mắc mới hơn 1.000.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, phân bố tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tuyên Quang (+1.679), Hà Nội (+972), Nghệ An (+795).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-608), Hải Dương (-507), Hồ Chí Minh (-260).
Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.835 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.355.619 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.235 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.550 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 279 ca
- Thở máy không xâm lấn: 104 ca
- Thở máy xâm lấn: 289 ca
- ECMO: 13 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 24/2 đến 17h30 ngày 25/2 ghi nhận 78 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Đà Nẵng (7), Hải Phòng (3), Hòa Bình (3), Nghệ An (3), Phú Thọ (3), Thanh Hóa (3), Bạc Liêu (2), Bình Định (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (2), Đắk Lắk (2), Hải Dương (2), Kiên Giang (2), Lạng Sơn (2), Ninh Bình (2), Quảng Bình (2), Thái Bình (2), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Long An (1), Phú Yên (1), Quảng Nam (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1), Thái Nguyên (1), TP. Hồ Chí Minh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 86 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.962 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, tính từ 16h ngày 24/2 đến 16h ngày 25/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 78.795 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.836), Quảng Ninh (4.615 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (3.563), Tuyên Quang (2.797), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.581), Hải Dương (2.441), Nghệ An (2.424), Hưng Yên (2.403), Hòa Bình (2.385), Vĩnh Phúc (2.367), TP. Hồ Chí Minh (2.206), Bắc Ninh (2.139), Lạng Sơn (2.046), Sơn La (2.001), Ninh Bình (1.971), Hải Phòng (1.919), Đắk Lắk (1.912), Yên Bái (1.785), Khánh Hòa (1.631), Thái Bình (1.585), Lào Cai (1.525), Hà Giang (1.493), Thái Nguyên (1.489), Quảng Nam (1.328), Quảng Bình (1.218), Bình Phước (1.080),
Bình Định (963), Đà Nẵng (957), Cao Bằng (914), Điện Biên (891), Thanh Hóa (885), Bà Rịa - Vũng Tàu (846), Lâm Đồng (785), Phú Yên (777), Hà Tĩnh (734), Lai Châu (623), Hà Nam (619), Gia Lai (603), Cà Mau (558), Quảng Trị (546), Bình Dương (339), Bình Thuận (254), Quảng Ngãi (235), Đắk Nông (220), Bắc Kạn (210), Thừa Thiên Huế (200), Kon Tum (194), Tây Ninh (174), Bến Tre (147), Bạc Liêu (135), Đồng Nai (109), Vĩnh Long (84), Cần Thơ (74), Kiên Giang (67), Long An (66), Trà Vinh (39), An Giang (29), Ninh Thuận (24), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (11), Sóc Trăng (10), Tiền Giang (2).
Linh hoạt đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp
Chiều 25/2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19. Quan tâm việc triển khai dạy học trực tuyến khi học sinh không thể đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số đại biểu đã đặt câu hỏi về chất lượng của hình thức dạy học này, rộng hơn là chất lượng giáo dục khi triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết việc đưa học sinh quay trở lại trường học dẫu đang có nhiều băn khoăn, nhưng đó là xu thế chung và cần xác định về tư tưởng, đưa học sinh quay trở lại trường học là tất yếu, không thể khác. Thực tế hiện nay, mặc dù dịch bệnh phức tạp, một số nơi phải quay lại học trực tuyến nhưng ở nhiều địa phương, lộ trình đưa học sinh đi học tiếp vẫn đang được tiếp tục.
"Khó có thể có một phương án toàn diện, đáp ứng mọi điều kiện, trong khó khăn cần chọn phương án nào khả dĩ hơn cả. Phương án hiện nay đang là linh hoạt với tình hình địa phương nhưng việc đưa học sinh trở lại trường học là kiên định, nhất quán" - tư lệnh ngành giáo dục cho biết.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19 và đã thực hiện mở cửa trường học an toàn, thích ứng với thực tiễn. Tuy nhiên, việc mở cửa trường học trong bối cảnh hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, đặc biệt là yêu cầu bảo đảm an toàn sức khỏe cho thầy cô giáo, các em học sinh và bảo đảm chất lượng giáo dục.
Về vấn đề này, Hiệu trưởng trường Yên Hoà nhận định, quyết tâm đưa trẻ trở lại trường là đúng, nhưng cần căn cứ vào điều kiện thực tế. Nếu quá nhiều học sinh F0, F1, bà cho rằng nên linh hoạt chuyển sang trực tuyến hoàn toàn. Việc tập trung dạy theo một hình thức cũng giúp giáo viên có thể quan sát, quản lý học sinh và dễ dàng thiết kế bài giảng hơn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Đông Anh cũng bày tỏ mong muốn quay lại học trực tuyến. Nhà giáo này cho rằng, học trực tuyến chắc chắn không hiệu quả bằng trực tiếp, nhưng phải là trực tiếp như khi dịch bệnh chưa xảy ra. Hiện, các trường ở Hà Nội đang tổ chức theo cách rất chắp vá khi liên tục có giáo viên, học sinh F0. "Chúng tôi đã dạy trực tuyến suốt hai năm qua. Hình thức này có thể không hiệu quả như trực tiếp, nhưng chắc chắn vẫn hơn tình trạng vài em đến lớp, còn hầu hết học qua livestream", vị này bày tỏ.
Chuyên gia chỉ các sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19
Hiện nay số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh Covid-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm Covid-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".
Lạm dụng test nhanh gây lãng phí
Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.
Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh
Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận