Covid-19: Mỹ và châu Âu thêm kỷ lục mới, bước vào thời kỳ suy thoái
Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại cho các nước châu Âu và Mỹ, đẩy họ chính thức bước vào thời kỳ suy thoái.
Trong khi Trung Quốc hôm 8/4 bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa với “tâm dịch” Vũ Hán, thì đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ.
Nhiều nước, trong đó có Pháp đã phải tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc tới cuối tháng 4, trong khi nền kinh tế chính thức bước vào suy thoái. Tổ chức Thương mại thế giới tiếp tục cảnh báo nguy cơ về một cuộc suy thoái chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, khi gần 1 nửa dân số thế giới phải cách ly và toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế bị đình đốn.
Tổ chức Thương mại Thế giới hôm 9/4 cảnh báo, mức suy giảm trao đổi thương mại sẽ lên tới 2 con số tại hầu hết các khu vực trên thế giới và thậm chí còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
“Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ một sự suy thoái và sự suy giảm kinh tế chưa từng có, thì chúng ta phải tận dụng tối đa mọi động lực của tăng trưởng bền vững để đảo ngược tình hình. Các chính phủ trên khắp thế giới có thể và cần phải thiết lập những nền tảng cho một sự phục hồi mạnh mẽ mạnh mẽ và toàn diện. Sự hợp tác và lớn hơn là sự phối hợp quốc tế sẽ là những thành tố quan trọng.”
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thì cho rằng sự không chắc chắn liên quan tới đang đè nặng lên các triển vọng kinh tế, dù cho rằng tác động tiêu cực có thể sẽ không lâu dài như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Tại Pháp, chính quyền nước này hôm 8/4 cắt giảm khoảng 6% dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 1, mức giảm lịch sử đánh dấu đất nước chính thức bước vào thời kỳ suy thoái. Đầu tàu kinh tế của châu lục là Đức cũng chuẩn bị tinh thần cho một sự suy giảm gần 10% trong quý 2. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng chưa từng có này, Liên minh châu Âu lại đang cho thấy sự chia rẽ sâu sắc khi các Bộ trưởng Tài chính của 27 nước thành viên hôm 8/4 đã không thể nhất trí được về một phản ứng kinh tế chung.
Trong khi Italy kêu gọi sự đoàn kết, sẻ chia và những lựa chọn dũng cảm, tức là một cơ chế “chung tay giải quyết nợ” thì Đức và Hà Lan lại kiên quyết bác bỏ một cơ chế như thế để phục hồi nền kinh tế.
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald hôm 8/4 cam kết sẽ tiến hành thảo luận lại với Quốc hội về kế hoạch chi bổ sung 250 tỷ USD nhằm bảo vệ việc làm, tức là thấp hơn 1 nửa so với yêu cầu của các nghị sĩ đảng Dân chủ. Về số ca mắc Covid-19, thì Mỹ hiện là quốc gia chịu tác động mạnh nhất, với hơn 400.000 ca và hôm 8/4 là ngày thứ 2 liên tiếp chứng kiến con số kỷ lục gần 2.000 ca tử vong mới. Đây cũng là ngày có số ca tử vong trong ngày tồi tệ nhất ở một quốc gia kể từ xuất hiện ca mắc đầu tiên tại Trung Quốc hồi cuối năm 2019, trong đó riêng bang New York là 779 ca.
Song theo Thống đốc Andrew Cuomo, nước này đang trên đà “làm phẳng đường cong” dịch bệnh: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đang làm phẳng đường cong dịch bệnh và chắc chắn sẽ không từ bỏ những biện pháp đang được triển khai. Hôm 8/4 New York đã chứng kiến số người tử vong trong 1 ngày tăng cao nhất, với 779 ca. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin xấu nếu bạn nhìn vào những con số thực tế. Bởi đây đều là những người đã nhập viện trong một thời gian dài.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chia sẻ sự lạc quan này khi khẳng định có hi vọng lớn nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
Italia hiện vẫn là nước có số ca tử vong lớn nhất, với 17.669 ca, tiếp theo là Mỹ (14.695 ca) và Pháp (10.869 ca, trong đó 541 ca tử vong mới chỉ trong 24 giờ.
Tuy nhiên, những tia sáng của hi vọng đã le lói xuất hiện tại châu Âu khi chính quyền Tây Ban Nha khẳng định đã qua giai đoạn đỉnh của sự lây nhiễm. Biện pháp phong tỏa toàn quốc cũng bắt đầu mang lại kết quả, với việc áp lực tại các bệnh viện đã giảm rõ rệt tại cả Tây Ban Nha, Italy và Pháp. Italy trong ngày hôm qua thông báo hơn 2.000 bệnh nhân khỏi bệnh và được xuất viện, con số cao nhất trong một ngày từ khi nước này phong tỏa để đối phó Covid-19.
Chính phủ Áo cùng ngày công bố lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế, bắt đầu bằng việc mở lại các cửa hàng kinh doanh nhỏ từ sau lễ Phục sinh. Đan Mạch và Na Uy cũng có bước đi tương tự.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới, dù đã xuất hiện những tín hiệu tích cực, song mọi sự nới lỏng lúc này đều là quá sớm.
Trong bối cảnh cách thức quản lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới đang là tâm điểm những tranh cãi giữa , Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng giờ không phải là lúc để chỉ trích lẫn nhau, mà là thời điểm của sự đoàn kết và thống nhất nhằm chấm dứt sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận