COVID-19 không thể ngăn cản tham vọng địa chiến lược của Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định rằng mặc dù Trung Quốc được nhiều người coi là nguồn gốc gây ra đại dịch COVID-19 khiến hơn 5,3 triệu người tử vong trên toàn cầu, nhưng điều đáng chú ý là đại dịch này dường như không thể ngăn cản được tham vọng địa chiến lược ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng tro
Sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất cho phép Trung Quốc lấp đầy khoảng trống xuất phát từ việc rút quân hỗn loạn và không cần thiết của Mỹ và các đồng minh khỏi Afghanistan. Sau khi công nhận chế độ Taliban, Trung Quốc đã cố gắng đảm bảo khả năng tiếp cận ưu đãi đối với nguồn khoáng sản đất hiếm trị giá 1.000 tỷ USD của Afghanistan, vốn rất quan trọng đối với sản xuất công nghệ cao. Một động thái như vậy cũng cho phép Trung Quốc giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các nước công nghiệp phát triển, hay chính xác hơn là những nước mà Trung Quốc coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Tất nhiên, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, Trung Quốc được phép theo đuổi các chiến lược và chính sách mà nước này cho là vì lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, các tác động địa chính trị lâu dài của việc cho phép Trung Quốc tự chủ hơn cuối cùng đã mang lại cho Trung Quốc đòn bẩy và phạm vi lớn hơn để thách thức hiện trạng dưới hình thức "Đồng thuận Washington" do Mỹ dẫn đầu. Nếu Trung Quốc thành công trong việc thực hiện diễn giải về quản trị toàn cầu, các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho nhà nước pháp quyền, hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên quy tắc và kinh tế thị trường như các nước công nghiệp phát triển tiên tiến đã hiểu sẽ bị đe dọa.
Hơn nữa, trong khi các nền kinh tế phát triển của phương Tây tranh cãi về các hợp đồng và nguồn cung cấp vaccine, chính phủ Trung Quốc đã khéo léo mở rộng phạm vi địa chiến lược của mình bằng hình thức “ngoại giao vaccine”, cung cấp một lượng lớn vaccine sản xuất trong nước cho các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Đáng chú ý nhất, Trung Quốc đã có thể sử dụng quyền lực mềm và tầm địa chính trị của mình để thâm nhập vào hệ thống y tế của Hungary, một thành viên của Liên minh châu Âu (EU), cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia, cả hai đều là ứng cử viên gia nhập EU. Bất kể những nghi ngờ đặt ra về tính hiệu quả của một số loại vaccine Trung Quốc, các quốc gia tiếp nhận sẽ nhớ ai đã giúp đỡ họ trong lúc khó khăn. Đó không phải là các nền dân chủ phương Tây như họ mong đợi.
Giống như ngoại giao vaccine, sức mạnh mềm và phạm vi toàn cầu của Trung Quốc phần lớn được truyền đạt thông qua chính sách hướng ngoại dưới hình thức Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Sau nhiều năm trì trệ một cách rõ ràng, Mỹ, EU và Anh gần đây đã đưa ra các sáng kiến đầu tư riêng biệt để chống lại BRI của Bắc Kinh. Trong khi các đối thủ của Trung Quốc sẽ hoan nghênh các động thái như vậy, Trung Quốc không cảm thấy bất kỳ mối đe dọa tức thời nào đối với tham vọng địa chiến lược của họ, vì các sáng kiến đối phó mới chủ yếu sẽ dựa vào tiền của khu vực tư nhân - chưa được huy động - để thách thức sức mạnh của nhà đầu tư địa chính trị lớn thế giới [Trung Quốc].
Trớ trêu thay, do các đối thủ địa chính trị của Trung Quốc thiếu tư duy liên kết, mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị kinh tế và địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc có thể thực sự là chính nó. Trong khi BRI chắc chắn đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, dữ liệu gần đây do AidData công bố làm nổi bật những lo ngại tiềm ẩn rằng, nhiều quốc gia đang rơi vào “bẫy nợ” để đổi lấy việc được Trung Quốc xóa nợ. Ngoài ra, dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố cho thấy xét về khía cạnh dư luận toàn cầu, những quan điểm bất lợi cho Trung Quốc đang đạt mức cao lịch sử. Đây là những mối quan tâm quan trọng mà chính phủ Trung Quốc phải điều hướng vào thời điểm mà sự bất bình đối với Trung Quốc đang gia tăng ở một số quốc gia, bằng chứng là các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các lợi ích và quan chức Trung Quốc ở Pakistan.
Tuy nhiên, một loạt vấn đề cấp bách hơn đối với chính phủ Trung Quốc có thể sẽ liên quan đến việc tình hình kinh tế trong nước sẽ diễn biến như thế nào. Cụ thể, làm thế nào để Trung Quốc có thể giải quyết một nền kinh tế đang chậm lại; tính bền vững của chính sách “không COVID” (zero-COVID) theo chủ nghĩa biệt lập; và nguy cơ đổ vỡ dây chuyền ngày càng tăng trong thị trường bất động sản quá nóng ở Trung Quốc - một lĩnh vực chiếm 25% GDP - theo sau vụ vỡ nợ của Tập đoàn bất động sản Evergrande với khoản nợ 300 tỷ USD.
Bất kể nền kinh tế Trung Quốc có chững lại hay không và chủ nghĩa biệt lập liệu có phản tác dụng, các chính phủ phương Tây phải nhận ra rằng khu vực tư nhân không phải là đối thủ và không thể giải quyết các thách thức địa chiến lược do một Trung Quốc ngày càng quyết đoán đặt ra. Một giải pháp địa chính trị đa quốc gia là sự lựa chọn duy nhất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận