24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoa Thanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Covid-19 kéo giảm kim ngạch xuất khẩu rau quả

Để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, nhiều nước áp dụng cách ly hoặc giãn cách nên nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh chậm, nhu cầu thấp, giá xuất khẩu giảm.

Dù doanh nghiệp vẫn xuất khẩu được nhưng vì hoạt động vận chuyển không ổn định, nhiều chuyến bay bị delay mà cước phí lại tăng cao, hàng hoá bị ùn ứ, lượng xuất không nhiều khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm giảm gần 9% so với cùng kỳ 2019.

Theo số liệu thống kế sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước xuất khẩu rau quả tháng 4/2020 đạt 390 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng 3/2020, nhưng giảm 15,6% so với tháng 4/2019.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước tính đạt 1,28 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Chú trọng phát triển thị trường gần và nội địa

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Chanh Thu CO, LTD) cho biết, xuất khẩu bị ùn tắc nên giá trái cây tươi trong nước rất không ổn định, thị trường nội địa đang bị ứ hàng.

Trước những khó khăn trên các doanh nghiệp cũng đã tính đến nhiều phương án như xuất vào các thị trường gần, phân phối cho các cửa hàng, và hệ thống siêu thị trong nước, cấp đông, chế biến… Nhìn chung các giải pháp này cũng ổn thỏa trong điều kiện hiện nay.

“Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, chúng tôi xuất bằng đường hàng không là chính, nhưng không dám xuất xoài, chôm chôm, vì bị delay sẽ bị hư hỏng nhiều. Hiện nay công ty xuất sầu riêng đi Đài Loan, nhãn đi hàng tàu vào Mỹ, Úc. Singapore, Indonesia cũng có nhu cầu về nhãn. Nhật Bản đã mở cửa cho vải thiều và mặt hàng này sắp vào mùa thu hoạch, công ty đang chuẩn bị đưa hàng vào các nước này”, bà Thu cho biết.

Để chuẩn bị xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, top 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam lần lượt là: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Đài loan, Nga, Úc và Lào

Tuy là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, nên xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh.

Cụ thể,trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 525,6 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 59,1%, giảm 13,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Ngược lại, xuất vào các thị trường khác đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, như: Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 3/2020 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nên tiêu thụ rau quả tại những thị trường này dự kiến sẽ giảm do các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, giảm số lượng lao động tại các cảng, cửa khẩu, biên giới khiến giao thương ùn tắc, đình trệ...

Nâng tỷ trọng xuất khẩu rau quả chế biến

Dù đã có mặt tại nhiều thị trường nhưng có một thực tế là khối lượng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, do hạn chế về chất lượng và quy trình nông nghiệp.

“Bước đầu chúng ta đưa được hàng rau quả tươi vào thị trường các nước phát triển, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc… là đã thành công. Vì họ yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao nên chúng tôi luôn cẩn thận đối với từng lô hàng xuất khẩu. Một khi đã khẳng định được thương hiệu, và có vị trí ổn định chúng ta sẽ tăng khối lượng xuất khẩu”, bà Thu nói.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp Úc cũng đã chính thức cho phép Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được xử lý chiếu xạ cho quả vải, xoài và nhãn xuất khẩu sang Úc. Như vậy, ngay trong vụ thu hoạch năm 2020, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trái cây chủ lực tại phía Bắc gồm: vải, nhãn, xoài sang thị trường Úc sẽ có thể trực tiếp chiếu xạ tại Hà Nội, mà không cần phải tốn thời gian, phát sinh nhiều chi phí so với việc phải vận chuyển vào TP.HCM chiếu xạ như trước đây.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp khó lường, xuất khẩu hàng rau quả tươi gặp nhiều khó khăn thì sản phẩm chế biến sẽ vẫn là chủng loại chiếm ưu thế bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu. Nhờ vậy, sản phẩm chế biến là một trong những chủng loại hàng rau quả không chịu tác động nhiều từ đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, đạt 166,1 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu chủng loại này chỉ chiếm 18,6% tổng trị giá xuất khẩu rau quả, chiếm tỷ trọng thấp nên mức tăng trưởng mạnh không bù đắp được sự sụt giảm của ngành hàng rau quả trong 3 tháng đầu năm 2020. Vì vậy cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến làm tăng trị giá xuất khẩu toàn ngành hàng rau quả khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường trên thế giới là giải pháp tối ưu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả