menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hùng Dũng

Công thức tính EBITDA

Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động tài chính và xác định thu nhập tiềm năng của một công ty. Theo công thức tính EBITDA, các khoản nợ tài chính và khấu hao (D&A) được loại bỏ khi tính toán khả năng sinh lời.

- Có hai cách để tính EBITDA. Cách một là xuất phát trừ thu nhập hoạt động, cách hai là bắt đầu từ thu nhập ròng.

- Hai cách có thể mang lại kết quả khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập hoạt động gồm những gì.

- EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp hoặc các ngành vì nó loại bỏ tác động của các quyết định tài chính và kế toán.

- EBITDA không bao gồm khấu hao(vì khấu hao cộng lại chỉ cho mục đích tính toán chứ không phải chi phí bằng tiền phát sinh thực sự), điều này có thể dẫn đến sai lệch đối với các công ty có số lượng tài sản cố định lớn

- Cần chú ý rằng không có quy định nào điều chỉnh cách tính EBITDA, dẫn đến việc các công ty có thể điều chỉnh số liệu làm cho lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh của họ trông có vẻ cao hơn.

Hai công thức tính EBITDA

Có hai cách để tính EBITDA. Cách một là xuất phát trừ thu nhập hoạt động, cách hai là sử dụng thu nhập ròng.

EBITDA là một con số quan trọng được các nhà phân tích sử dụng trong những năm 1980 với sự gia tăng của việc mua lại tài sản bằng vốn vay (leveraged buyouts). Các công ty trên bờ vực phá sản không tạo ra lợi nhuận, rất khó phân tích. EBITDA là công cụ hiệu quả để đánh giá xem các công ty có khả năng trả gốc và lãi cho các khoản nợ của mình hay không.

Từ đó, các nhà phân tích tiếp tục sử dụng EBITDA để xác định một công ty đang hoạt động như thế nào.

Sử dụng thu nhập hoạt động

EBITDA = Thu nhập hoạt động + Khấu hao

Thu nhập hoạt động là lợi nhuận của công ty sau khi trừ đi chi phí hoạt động hoặc chi phí vận hành hoạt động kinh doanh hằng ngày. Thu nhập hoạt động giúp các nhà đầu tư tách biệt thu nhập cho hoạt động kinh doanh bằng cách loại trừ lãi vay và thuế. Thu nhập hoạt động đo lường số tiền lãi thu được từ hoạt động của một doanh nghiệp.

Thu nhập hoạt động thường bằng doanh thu trừ chi phí hoạt động như tiền lương và giá vốn hàng bán (COGS). Thu nhập hoạt động bao gồm cả lãi và thuế nên chỉ cần thêm khấu hao (D&A) để tính EBITDA.

Lưu ý: Chi phí khấu hao nằm trong chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, khấu hao (D&A) được tính theo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Sử dụng thu nhập ròng

EBITDA = Thu nhập ròng + Thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Khác với công thức đầu tiên sử dụng thu nhập hoạt động, công thức thứ hai thay thế thu nhập hoạt động bằng thu nhập ròng cộng với thuế và chi phí lãi vay. Số liệu thu nhập ròng, thuế và chi phí lãi vay nằm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chú ý: Hai công thức có thể có kết quả khác nhau vì thu nhập ròng gồm các mục không có trong thu nhập hoạt động (ví dụ: thu nhập khác hoặc chi phí một lần như chi phí tái cấu trúc)

Tổng kết

EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp hoặc các ngành vì nó loại bỏ ảnh hưởng của các quyết định tài chính và kế toán. Các nhà đầu tư và phân tích nên sử dụng nhiều thước đo lợi nhuận để phân tích hoạt động tài chính của một công ty vì EBITDA có một số hạn chế.

Khấu hao không được tính vào EBITDA (vì khấu hao cộng lại chỉ cho mục đích tính toán chứ không phải chi phí bằng tiền phát sinh thực sự). Điều này có thể dẫn đến sai lệch đối với các công ty có số lượng tài sản cố định lớn. Các công ty có lượng tài sản cố định lớn và chi phí khấu hao cao sẽ có EBITDA cao hơn so với công ty kinh doanh mà có lượng tài sản cố định thấp.

Ví dụ: Với các công ty dầu mỏ có lượng tài sản cố định lớn bao gồm nhà máy, thiết bị thì chi phí khấu hao sẽ rất lớn. Nếu loại bỏ chi phí khấu hao khi sử dụng EBITDA, thu nhập của công ty sẽ tăng cao

Tuy nhiên, nếu cộng thêm khấu hao (D&A), thuế và lãi suất có thể khiến một công ty có lãi (nếu không cộng thì lợi nhuận âm). EBITDA được các công ty công nghệ sử dụng trong những năm 2000, giúp nhiều doanh nghiệp dot-com có lãi trong khi thực tế là không.

Những câu hỏi thường gặp về công thức EBITDA:

Cách tính EBITDA?

Có 2 cách tính. Cách một là lấy thu nhập hoạt động cộng với khấu hao. Cách hai là lấy tổng của thu nhập ròng, thuế, chi phí lãi vay và khấu hao.

Tại sao EBITDA lại quan trọng?

EBITDA được các nhà phân tích và nhà đầu tư sử dụng để so sánh lợi nhuận giữa các công ty, loại bỏ tác động của các quyết định tài chính và kế toán. Nó được coi là cơ cấu vốn trung lập, không thưởng (phạt) một công ty về cách họ tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thế nào là một chỉ số EBITDA tốt?

Giống như các chỉ số tài chính khác, EBITDA "tốt" phục thuộc vào công ty và ngành. Cần kết hợp EBITDA và các chỉ số khác qua từng thời kỳ khác nhau để đánh giá mức lợi nhuận của một doanh nghiệp. Lợi nhuận EBITDA hoặc chỉ số định giá EBITDA (như EV/EBITDA) chính xác hơn nhiều khi so sánh các công ty. Tuy nhiên, nhấn mạnh, chỉ số định giá EBITDA "tốt" phụ thuộc vào ngành và việc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

EBITDA có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

EBITDA là viết tắt của thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. Đây là một thước đo lợi nhuận phổ biến được sử dụng để so sánh các công ty với nhau. Nó đo lường khả năng sinh lời của công ty dựa trên tiềm năng không có cấu trúc vốn, thuế và chi phí khấu hao không dùng tiền mặt.

Điểm mấu chốt

Không có quy định nào về cách tính EBITDA, vì thế một số công ty tận dụng điểm này để biến các con số trên báo cáo tài chính trở lên đẹp hơn. Một công ty có thể dùng công thức tính EBITDA thứ nhất vào năm trước và dùng công thức thứ hai vào năm sau nếu điều này khiến báo cáo tài chính của công ty đó đẹp hơn.

Nếu phương pháp tính EBITDA không đổi, EBITDA sẽ là một chỉ số hữu ích để so sánh hiệu suất trong quá khứ. EBITDA là công cụ phổ biến để phân tích đánh giá lợi nhuận hoặc định giá các doanh nghiệp trong cùng ngành. EV/EBITDA cũng là một thước đo phổ biến để định giá doanh nghiệp, dùng để xác định xem doanh nghiệp đang được định giá cao hay thấp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả