menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Minh

Công nghiệp hóa: Làm gì để vượt "bẫy" gia công lắp ráp cho các nước?

Ngày 28/7 tại TPHCM, Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy TP.HCM và Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia 'Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045'.

Công nghiệp hóa: Làm gì để vượt "bẫy" gia công lắp ráp cho các nước?

Hội thảo Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: P.V

Công nghiệp hóa cần vượt qua bẫy gia công lắp ráp

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Thắng nhận định, công nghiệp hóa là phương thức phát triển đất nước. Quá trình công nghiệp hóa đã kế thừa lý luận ngày càng rõ hơn từ mục tiêu, bước đi đến nhiệm vụ.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động với sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, cùng với đó những xu thế lớn, vấn đề toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và đổi mới sáng tạo đã hình thành và thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang tính đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều.

Bên cạnh đó, những yêu cầu về bảo đảm an toàn môi trường gắn với những cam kết của cộng đồng quốc tế, các vấn đề về an ninh phi truyền thống... đang đặt ra vấn đề cần phải thay đổi căn bản tư duy về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh hơn và bền vững hơn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thắng nhìn nhận, thời gian qua, quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên, sử dụng nhiều vốn và sử dụng nhiều lao động không qua đào tạo. Năng suất lao động thấp so với một số nền kinh tế trong khu vực, phần lớn gia công lắp ráp, nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu.

Ông Thắng đánh giá, quy mô, năng lực của nền công nghiệp quốc gia trên thực tế còn nhỏ. Nếu tiếp tục tình trạng này, Việt Nam sẽ không tránh khỏi nguy cơ rơi vào bẫy gia công lắp ráp và trở thành nước gia công lắp ráp cho các nước khác. Các khu vực doanh nghiệp trong nước không chỉ chú trọng chế tạo linh kiện, mà phải nắm bắt cơ hội phát triển các dịch vụ tích hợp vào các sản phẩm cũng như các dịch vụ khác.

Theo ông Thắng, chính sách của Việt Nam rất đúng và không thiếu nhưng các giải pháp thì không cụ thể, không bố trí, cân đối phân bổ nguồn lực rõ ràng. Điều này, dẫn đến đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Những yếu kém trong khu vực doanh nghiệp, cải cách còn chậm, nhất là các dự án lớn. Cùng với đó là tình trạng lãng phí, tiêu cực vẫn còn trong một số lĩnh vực đầu tư, các dự án lớn…

Chủ động phát triển nội lực

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu lên một số vấn đề cần thiết, quan trọng đặt ra trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt về cách thức Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, tham gia và tận dụng tốt nhất những cơ hội, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh nhưng bền vững, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển…

Công nghiệp hóa: Làm gì để vượt "bẫy" gia công lắp ráp cho các nước?

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh tại hội thảo. Ảnh: Việt Dũng

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm, trong đó, đặt con người vào vị trí trung tâm.

"Cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ", ông Tuấn Anh nói.

Bên cạnh đó Việt Nam cần ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghiệp trong nước lớn mạnh, đổi mới thu hút FDI theo hướng có chọn lọc, chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu về liên kết với doanh nghiệp trong nước.

Trong tiến trình đó, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu; nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố đột phá chiến lược.​​​​​​

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
6 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại