menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Diệp Bắc

Cơn cuồng thịt nướng lan rộng ở Trung Quốc, thức ăn đường phố liệu có thể vực dậy nền kinh tế?

Khi Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra vào năm 2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường khi đó đã đưa ra ý tưởng tạo việc làm bằng cách khuyến khích những người bán hàng rong trên khắp đất nước. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bán rong là công việc “thiếu vệ sinh và thiếu văn minh”.

Chỉ ba năm sau đó, cục diện đã thay đổi. Hãy xem sự xoay chuyển đó diễn ra như thế nào qua bài phân tích dưới đây của CNN.

Trong một sự đảo ngược chính sách lớn của Trung Quốc, “nền kinh tế bán hàng rong” đang quay trở lại với việc nhiều thành phố dỡ bỏ lệnh cấm bán hàng rong và khuyến khích thanh niên thất nghiệp mở các quầy hàng ngoài trời như một cách để hồi sinh nền kinh tế và thúc đẩy việc làm.

Thâm Quyến, trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc và là thành phố giàu thứ ba, tuần trước đã thông báo rằng họ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đối với những người bán hàng rong, cho phép họ hoạt động từ đầu tháng 9 tại các khu vực được chỉ định.

Thâm Quyến gia nhập danh sách các thành phố lớn đã nới lỏng các biện pháp hạn chế trong năm nay, bao gồm Thượng Hải, Hàng Châu và Bắc Kinh, sau nhiều năm có các chiến dịch mạnh mẽ chống lại việc bán hàng rong.

Chính quyền thành phố Thâm Quyến đang khuyến khích người dân thành lập các quầy hàng hoặc xe đẩy trên đường phố ở một số khu vực nhất định, nơi họ có thể bán đặc sản địa phương, đồ ăn nhẹ, quần áo hoặc đồ chơi.

Các nhà phân tích coi sự nới lỏng hiện tại là một biện pháp 'đặng chẳng đừng' của chính phủ Trung Quốc, vì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên mức đáng lo ngại sau ba năm đại dịch gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ. Hàng chục nghìn việc làm trong ngành giáo dục và công nghệ cũng đã bị biến mất sau khi Trung Quốc đưa ra những qui định siết chặt hoạt động trong các lĩnh vực này.

Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học SOAS ở London, cho biết: "Khuyến khích những người trẻ tuổi bán hàng rong có vẻ như là cách nào tốt nhất để tạo việc làm, giúp duy trì sự ổn định và trật tự".

Tuy nhiên, ông Tsang cũng cho rằng" "Đối với những người lao động hoặc sinh viên mới tốt nghiệp có kỹ năng cho thời đại kỹ thuật số, việc bán hàng rong trên đường phố là một dấu hiệu của sự tuyệt vọng hơn là tư duy sáng tạo".

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Trung Quốc đối với những người từ 16 đến 24 tuổi đạt 19,6% trong tháng 3, mức cao thứ hai được ghi nhận. Điều đó có nghĩa là khoảng 11 triệu thanh niên thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn, theo tính toán của CNN dựa trên dữ liệu gần đây nhất của chính phủ Trung Quốc.

Con số này có thể tăng hơn nữa, vì con số kỷ lục 11,6 triệu sinh viên đại học dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm nay.

Nhân bản thành công

Việc dỡ bỏ các hạn chế được đưa ra sau khi một thị trấn công nghiệp ít được biết đến đã trở thành một hiện tượng gây sốt lan truyền với các quầy thịt nướng ngoài trời, mang lại cảm hứng cho các thành phố khác cố gắng sao chép thành công này.

Cơn cuồng thịt nướng lan rộng ở Trung Quốc, thức ăn đường phố liệu có thể vực dậy nền kinh tế?
Khách ăn món thịt nướng trứ danh ở Zibo. Ảnh China Daily

Zibo, thị trấn nằm ở phía đông tỉnh Sơn Đông, hiện là điểm du lịch nóng nhất của Trung Quốc. Mức độ nổi tiếng của nó bùng nổ vào tháng 3 sau khi các video về món thịt nướng giá rẻ của thị trấn này lan truyền trên mạng xã hội.

Món ngon chính gồm những miếng thịt xiên nướng, làm nóng trên ngọn lửa than hồng, ăn kèm với bánh mì dẹt và những miếng tỏi tây địa phương. Một bữa ăn như vậy có thể chỉ có giá 30 nhân dân tệ (4,2 USD) một người, ở thị trấn nổi tiếng về lòng hiếu khách này.

Jiang Yaru, một người dân địa phương Zibo hiện đang làm việc tại Thượng Hải cho biết: "Đồ ăn rất rẻ". Cô ấy đã về nhà trong kỳ nghỉ đầu tháng Năm vừa qua, chỉ để “nếm thử món thịt nướng và tham gia cuộc vui”.

Những nhà hàng thịt nướng cô ghé thăm đều chật kín khách, trong đó có nhiều bạn trẻ.

“Người dân địa phương rất hiếu khách và thật thà với người lạ, tôi nghĩ đó là lý do chính [tại sao thành phố lại trở thành một hiện tượng nóng như vậy]", cô nói với CNN. "Đây là một trải nghiệm mới lạ đối với nhiều du khách, bởi có thể các thành phố du lịch khác đã không đối xử tốt với họ".

Rất nhiều khách du lịch đổ xô đến Zibo, hiện được mệnh danh là thủ phủ thịt nướng ngoài trời của Trung Quốc, đến nỗi ngay cả các cơ quan du lịch địa phương cũng kêu gọi du khách đi nơi khác.

Nhờ cơn sốt này, thị trấn công nghiệp thô sơ này đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP 4,7% trong quý đầu tiên, chủ yếu nhờ bán lẻ, du lịch và ăn uống. Mức tiêu thụ tăng 11% trong cùng kỳ, ngược lại với mức giảm 2% trong hai tháng đầu năm.

Quá trình chuyển đổi qua đêm của thị trấn từ vùng đất công nghiệp trì trệ sang điểm đến không thể bỏ qua đã khiến cả đất nước Trung Quốc sửng sốt. Một số chính quyền thành phố đã cử quan chức đến Zibo để học hỏi từ người dân địa phương và cố gắng nhân rộng thành công của họ.

Vì vậy, liệu “nền kinh tế đình trệ” có thể khởi động quá trình xoay ngược sang một mô hình tăng trưởng khó nắm bắt do người tiêu dùng dẫn dắt hay không?

“Đối với tôi, có vẻ như Zibo đã tạo ra một tiền lệ tốt từ một điều cần thiết căn bản", Tsang nói. “Thành công của nó có thể phản ánh hiệu quả của một ‘sự mới lạ’ nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy mọi người cảm thấy nghèo hơn. Liệu có ai thực sự thích thức ăn đường phố hơn nhà hàng sao Michelin, nếu một người có đủ khả năng chi trả cho nhà hàng sang trọng? Một số thì có thể, nhưng hầu hết thì không".

Nhiệm vụ bất khả thi

Sự phổ biến của Zibo cho thấy mọi người muốn đi du lịch và tận hưởng những trải nghiệm mới trong bối cảnh họ phải xem xét kỹ càng ví của mình khi sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng không ổn định.

Cơn cuồng thịt nướng lan rộng ở Trung Quốc, thức ăn đường phố liệu có thể vực dậy nền kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng Zibo chỉ là một hiện tượng kinh tế trong thời buổi khó khăn hậu dịch bệnh. Ảnh Chinanews

"Hiện tượng Zibo là sự kết hợp giữa nỗi lo sợ bị bỏ lỡ trong phát triển của các thành phố tự trị của Trung Quốc và áp lực từ trên xuống từ nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và nỗi lo lắng của thanh niên", Craig Singleton, thành viên cấp cao của Tổ chức vì sự phát triển có trụ sở tại Washington, cho biết.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với một loạt thách thức ngày càng tăng. Thị trường nhà ở đang sa lầy trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất. Niềm tin kinh doanh đã giảm mạnh sau khi Trung Quốc đưa ra các quy định siết chặt lại các lĩnh vực công nghệ và giáo dục.

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm. Và quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dẫn đến căng thẳng leo thang trong lĩnh vực công nghệ và đầu tư.

Triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi đã khiến các nhà lãnh đạo hàng đầu phải có thái độ hòa giải hơn đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đóng góp hơn 60% vào GDP của Trung Quốc và tạo ra hơn 80% việc làm.

Luo Wen, người đứng đầu Cục Quản lý Nhà nước về Điều tiết Thị trường, cơ quan quản lý thị trường của đất nước, tháng trước đã đề nghị hỗ trợ nhiều hơn cho "các doanh nghiệp tư nhân", chẳng hạn như người bán hàng rong, thông qua hệ thống thuế và an sinh xã hội.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những câu chuyện hoặc các đoạn video hấp dẫn về cách một số doanh nhân trẻ trở nên giàu có nhờ mở các quầy hàng ở chợ đêm, kêu gọi thanh niên thất nghiệp trở thành những người bán hàng rong, như một nỗ lực xoay chuyển quan điểm truyền thông chính thức.

"Có vẻ như Trung Quốc đang cố gắng khai thác một xu hướng kinh doanh quy mô nhỏ mới giúp đẩy lùi làn sóng hoài nghi ngày càng tăng của những sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm", Alex Capri, giảng viên cao cấp tại trường kinh doanh NUS nói.

Ông Tsang cho biết, thương mại phi chính thức có thể tạm thời giảm tỷ lệ thất nghiệp, khiến người dân cảm thấy nghèo hơn, nhưng nó sẽ "không cứu được nền kinh tế Trung Quốc".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại