menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Anh Tài

Còn 1 tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, EU sẽ không gỡ 'thẻ vàng' cho Việt Nam

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo kết quả qua đợt thanh tra mới đây tại Việt Nam và khẳng định, chừng nào còn một tàu Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, EU sẽ không rút “thẻ vàng” cho Việt Nam, đồng thời EC sẽ trở lại Việt Nam kiểm tra trong 6 tháng tới.

Chiều 26/12, bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Thủy sản) cho biết, EC vừa thông báo kết quả kiểm tra lần 2 của Đoàn Thanh tra EC về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam.

Từ ngày 5 đến 14/11, Đoàn Thanh tra của của EC đã sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về khai thác IUU.

Theo bà Nhung, Đoàn Thanh tra EC đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc chống khai thác IUU, triển khai các khuyến nghị của EC.

Trong đó, EC đặc biệt ghi nhận nỗ lực của của Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý, đã tạo nên cơ sở pháp lý toàn diện chống khai thác IUU phù hợp với quốc tế. Trong đó có sửa Luật Thủy sản, ban hành 2 nghị định và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật; gia nhập và có cách tiếp cận để triển khai Hiệp định Biện pháp các quốc gia có cảng của FAO và Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hiệp quốc.

Đoàn Thanh tra EC khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với đợt kiểm tra lần 1 (tháng 5/2018) và đang đi đúng hướng. Trong đó, bước đầu đã tiến hành triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn luật trên thực tế. Đã cải thiện đáng kể trong công tác theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá (MCS) so với lần kiểm tra trước.

Qua kiểm tra thực tế tại cảng cá Tắc Cậu (tỉnh Kiên Giang) đã có sự tiến bộ đáng kể. Quy trình quản lý, tổ chức giám sát tàu cá và kiểm soát sản lượng qua cảng được thực hiện linh hoạt và hiệu quả. Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá (VMS); đưa ra quy định và thực hiện đánh dấu tàu cá theo khuyến nghị của EC để kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển.

EU cũng đánh giá cao Việt Nam đã nỗ lực trong công tác quản lý cường lực khai thác thông qua việc “đóng băng” đội tàu khai thác xa bờ , qua việc cấp giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản xa bờ cho 28 tỉnh ven biển.

Tuy nhiên, Đoàn Thanh tra của EC cũng chỉ ra nhiều hạn chế, cần khắc phục như: Mức xử phạt trong Nghị định số 42 còn nhẹ so với khu vực, mẫu chứng thư khai thác còn thiếu một số thông tin so với quy định tại của châu Âu, tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá còn chậm…

Đoàn Thanh tra cũng cho rằng, quy mô đội tàu lớn dẫn đến việc quản lý cường lực khai thác còn rất đáng quan ngại, việc tăng đội tàu sẽ xóa bỏ các nỗ lực quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài chưa có dấu hiệu giảm….

Còn 1 tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, EU sẽ không gỡ 'thẻ vàng' cho Việt Nam

Đoàn thanh tra EC khuyến nghị Việt Nam xây dựng lộ trình giảm tàu, cấp hạn ngạch khai thác dối với một số loài/nhóm loài, hoặc hạn chế ngày khai thác trên biển.

Trong đó, EC lưu ý Việt Nam cần tăng cường sự giám sát trong việc triển khai thực hiện khung pháp lý, đặc biệt là công tác thực thi pháp luật trong thực tế. Tiếp tục rà soát, ghi nhận các vấn đề phát sinh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, như : Mẫu chứng thư khai thác, lộ trình lắp đặt thiết bị giams sát hành trình VMS đối với tàu từ 15m đến dưới 24m…

Đoàn Thanh tra EC, cũng khuyến nghị Việt Nam cấm đóng mới tàu cá, thu hồi giấy chấp thuận đóng mới đối với các trường hợp chưa triển khai đóng tà, xây dựng lộ trình giảm tàu, cấp hạn ngạch khai thác dối với một số loài/nhóm loài, hoặc hạn chế ngày khai thác trên biển.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về nghề cá vì đây là yếu tố then chốt trong việc cải thiện công tác quản lý nghề cá tại Việt Nam.

EC cũng khuyến nghị Việt Nam cần thiết lập quy trình rõ ràng để đưa tàu vào danh sách IUU và hậu quả pháp lý khi bị đưa vào danh sách. Cần tạo sổ theo dõi xử phạt có tích hợp các trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền truy tố, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn trong trường hợp tái phạm và không đủ điều kiện để xin giấy phép khai thác. Cần xem xét để quy định bất kỳ tàu nào ra ngoài vùng biển Việt Nam thì có thể bị xử phạt ngay cả khi không có bằng chứng khai thác IUU.

Tổng Cục Thủy sản cho biết, EC khẳng định, chừng nào Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài thì Ủy ban châu Âu sẽ không rút “thẻ vàng”. Đoàn thanh tra EC sẽ sang Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về khai thác khai thác IUU trong 6 tháng tới. Đồng thời, Việt Nam phải nộp báo cáo tiến độ toàn diện về kết quả triển khai các nội dung theo báo cáo giám sát trước ngày 15/5/2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại